Thứ tư, 24/04/2024, 03:21
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Đẩy gậy - môn thể thao độc đáo

Chủ nhật - 20/11/2022 06:36 2.098 0
Đẩy gậy là trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống của người dân tộc thiểu số, được tổ chức trong ngày lễ, Tết. Đến nay, đẩy gậy đã được phổ biến rộng rãi và là môn thể thao được nhiều người yêu thích. Nói đến đẩy gậy, nhiều người nghĩ môn thể thao đơn giản, chỉ cần có sức khỏe sẽ đẩy được đối phương ra khỏi vòng tròn thi đấu trở thành người chiến thắng. Nhưng, không phải dùng sức là thắng, cần có kỹ - chiến thuật và áp dụng đúng, trúng, kịp thời vào từng sơ hở đối phương, sau đó kết hợp sức mạnh mới quyết định thắng cuộc.
Trước đây, đẩy gậy là môn thể thao miền núi, của đồng bào dân tộc thiểu số, được tổ chức trong những ngày lễ, tết. Sau đẩy gậy phát triển, mở rộng thành môn thể thao quần chúng, từ miền núi tới miền xuôi đều thu hút đông tầng lớp, lứa tuổi yêu thích, tham gia.

Vì sao môn thể thao này có đông người chơi? Ngoài là môn thể thao truyền thống quen thuộc với mọi người dân, đẩy gậy còn dễ tổ chức, thi đấu. Mỗi trận chỉ cần 2 người, sân thi đấu là một nền khô ráo, cứng có vòng tròn rộng 5m, một chiếc gậy chắc chắn dài 2m nên từ thôn, ấp tới phường, thị đều có thể diễn ra. Ngoài ra, khi tiếng còi trọng tài cất lên, hình ảnh 2 VĐV cầm đầu gậy đứng tấn, mắt nhìn chăm chăm đối phương để tìm sơ hở thu hút được rất đông người tới xem. Và đặc biệt, sau khi tới xem, cổ vũ, không ít cổ động viên vì thích thú đăng kí thử sức đẩy gậy và trở thành VĐV.
Quan sát cách thi đấu của nhiều VĐV đẩy gậy tại Liên hoan VH-TT các dân tộc thiểu số qua các năm, chúng tôi nhận ra: Để trở thành người chiến thắng ngỡ dễ lại quá khó. Đẩy gậy còn đòi hỏi kĩ – chiến thuật. Bà Lục Thị Đàm, ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, người về nhì thi đấu đẩy gậy nữ trong Liên hoan VH-TT huyện Đồng Phú, về nhất trong đại hội TDTT xã Đồng Tiến năm 2017, cho biết: “Tôi khá nhỏ con, sức khỏe không địch lại được các bạn trẻ tuổi hơn. Nhưng tôi cứ để các bạn ra sức đẩy, bản thân chỉ tấn chắc, dồn hết trọng tâm về phần thân dưới. Khi họ đẩy mệt dễ nóng vội sẽ nhổm người lên để cật lực đẩy thì tôi chớp lấy khoảnh khắc trọng tâm của họ đang dồn hết về phía trước, đôi chân không tấn vững bật đẩy mạnh. Đối phương bị mất điểm tựa, lại bất ngờ trở thành “trái bóng hết ma sát”, cứ “lăn” ra khỏi vòng tròn”.

Theo các VĐV từng tham gia môn đẩy gậy tại Liên hoan VH-TT các dân tộc thiểu số huyện Đồng Phú, đây là môn thi rất cần sự khéo léo và kĩ - chiến thuật như bóng đá, bóng bàn... "Cao thủ" ngoài giữ được bình tĩnh, còn biết ghìm đầu gậy bên phần mình xuống, đẩy phần đầu gậy đối phương lên cao tạo thế đòn bẩy. Khi đối phương sơ hở (nhổm người lên, dồn trọng tâm lên phía trước, không tập trung ở nửa thân dưới) thì tay kê gậy ghì xuống mạnh, tay cầm gậy ở trước vít lên, kết hợp bước tới đẩy đối phương ra khỏi vòng tròn trong tích tắc. Như vậy, khi người chơi chỉ cậy sức khỏe, không nắm vững kĩ – chiến thuật thì thi đấu năm nào cũng không có giải, ngược lại thì sẽ thắng.

Môn thể thao đẩy gậy còn là một bộ môn rất thú vị, độc đáo thường xuất hiện trong các dịp Lễ, tết, ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư, là môn thể thao được tổ chức để các em học sinh giao lưu, thi đấu trong nhà trường. Em Nông Văn Thụy, lớp 9 trường THCS Dân tộc nội trú Đồng Phú  chia sẻ: “Em đang tích cực luyện tập để tham gia thi đấu môn đẩy gậy tại liên hoan VHTT các dân tộc thiểu số huyện Đồng Phú sắp tới, ở trường của em thi những ngày lễ, hội cũng tổ chức môn đẩy gậy để các em học sinh giao lưu, tranh tài”.

Hiện ngành TDTT tỉnh đã đưa đẩy gậy vào hệ thống các môn thi đấu chuyên nghiệp trong các kì liên hoan văn hóa – thể thao các dân tộc thiểu số, đại hội TDTT các cấp. Trong liên hoan VH-TT, được tổ chức từ cấp huyện, thị đến tỉnh, đẩy gậy là môn thi đấu chủ lực, thu hút đông nam – nữ mọi lứa tuổi tham gia. Đây cũng là cách làm thiết thực giúp tỉnh bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa, thể thao, nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho mọi người dân trong tỉnh, tạo tiền đề phát triển mạnh hơn nữa thể thao đẩy gậy.
                                                                                                                                      

Các vđv tham gia môn đẩy gậy tại đại hội TDTT huyện Đồng Phú Các em học sinh giao lưu môn đẩy gậy taị trường THCS Dân tộc Nội trú Đồng Phú

 

Nguồn tin: Cẩm Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 750 | lượt tải:145

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 944 | lượt tải:175

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 585 | lượt tải:87

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1653 | lượt tải:215

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1609 | lượt tải:208
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay10,429
  • Tháng hiện tại306,828
  • Tổng lượt truy cập8,309,969
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây