Theo Bộ Chính trị, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23, công tác xây dựng và phát triển VHNT đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, các chính sách, pháp luật chưa theo kịp thực tiễn phát triển VHNT; thiếu vắng những văn nghệ sĩ lớn có tầm ảnh hưởng và những tác phẩm VHNT có giá trị cao...
Du khách tham quan tại triển lãm mỹ thuật khu vực VII (Đông Nam Bộ) lần thứ 27 năm 2022 - Ảnh: T.L
Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là người đứng đầu đối với công tác VHNT. Trong đó, chú trọng tính đặc thù, nhạy cảm, tinh tế của VHNT vừa bảo đảm phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng vừa bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo; khơi dậy và phát huy mạnh mẽ khát vọng cống hiến, năng lực sáng tạo của văn nghệ sĩ. Khuyến khích gắn kết giữa phát triển VHNT với các ngành du lịch, dịch vụ; từng bước tạo lập các chương trình, sản phẩm, thương hiệu mang tầm quốc gia...
Đồng thời phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản, truyền thông và các nền tảng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giới thiệu tác phẩm VHNT; tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ văn nghệ sĩ hợp tác, giao lưu, tiếp cận với các xu hướng, sản phẩm VHNT mới, tiến bộ trên thế giới.
Tác giả: Trần Luân
Nguồn tin: Báo Bình Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn