hoc tap bac

Liên kết để phát triển

Thứ bảy - 04/03/2023 03:03

Nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long, cửa ngõ phía Tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng lưới đường bộ xuyên Á, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, vùng Đông Nam Bộ vô cùng thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch. Mỗi tỉnh, thành trong vùng có những lợi thế riêng, song cũng có nhiều nét chung hòa quyện vào lịch sử văn hóa phương Nam. Tuy nhiên, du lịch vùng Đông Nam Bộ vẫn chưa phát triển so với tiềm năng và thế mạnh vốn có. Vì vậy, Đông Nam Bộ cần có sự liên kết để phát triển, tạo đột phá mới với những khác biệt mới… 

Bài 1:
GÓP GIÓ THÀNH… BÃO 

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước Đỗ Minh Trung cho biết: Trước tiềm năng, thế mạnh của du lịch vùng chưa được khai thác để phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã gợi mở và có sự chỉ đạo về liên kết phát triển du lịch vùng. Thực hiện chỉ đạo này, ngày 28-6-2020, tại tỉnh Tây Ninh, lãnh đạo các tỉnh trong vùng Đông Nam Bộ gồm: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP. Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025 với chủ đề “Liên kết – Phát triển – Bền vững”.

Phát huy thế mạnh từng địa phương

Ông Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho hay: Mỗi tỉnh, thành phố ở vùng Đông Nam Bộ đều có những lợi thế du lịch riêng như du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, dã ngoại, về nguồn… Nếu gắn kết thêm với khu vực Nam Trung Bộ, Bình Thuận thì du lịch vùng Đông Nam Bộ lại càng phát triển và đúng xu hướng hiện nay. Chỉ tính riêng TP. Hồ Chí Minh kết hợp với Đông Nam Bộ đã trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm, chiếm 30% GDP của cả nước. Đó là tiềm năng rất lớn có thể liên kết để phát triển mạnh mẽ du lịch Đông Nam Bộ nói chung.

Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, Bình Phước có nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách. Trong ảnh: Hồ suối Giai, huyện Đồng Phú là điểm đến tuyệt vời về du lịch sinh thái và trải nghiệm thể thao mạo hiểm – Ảnh: Tiến Dũng

TP. Hồ Chí Minh – “Hòn ngọc Viễn Đông” sở hữu những công trình kiến trúc di sản quyến rũ, không khí năng động, nhịp sống náo nhiệt và con người thân thiện, từ lâu đã trở thành điểm đến bậc nhất thu hút du khách trong và ngoài nước. Với nhiều lợi thế, các sản phẩm du lịch chủ lực của TP. Hồ Chí Minh được xác định là du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, triển lãm, sự kiện…), du lịch mua sắm, ẩm thực, thể thao, đường thủy, hàng không, vui chơi giải trí và văn hóa cộng đồng đô thị. Tỉnh Bình Dương cũng đang phát triển mạnh “kinh tế xanh” nhờ tiềm năng du lịch tương đối đa dạng. Bình Dương còn có các làng nghề nổi tiếng đã xuất hiện hàng trăm năm, tiêu biểu như: Làng gốm sứ, làng mộc, chạm khắc gỗ, sơn mài… Ngoài ra, Bình Dương còn có lợi thế từ hệ thống sông, kênh rạch chảy qua và những vườn cây trái, các món ăn nổi tiếng… là điều kiện thích hợp, thuận lợi để hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái, miệt vườn.

Những năm qua, Tây Ninh đã trở thành lựa chọn của những người đam mê du lịch ở mọi lứa tuổi. Tây Ninh sở hữu hàng loạt điểm đến lý tưởng như: núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, chùa Thái Sơn núi Cậu… Đặc biệt, quốc lộ 22A là tuyến giao thông quan trọng từ phía Tây Bắc của TP. Hồ Chí Minh qua Tây Ninh đến Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang Campuchia và các nước ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển liên vùng. Trong khi đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiên nhiên ưu đãi với tài nguyên du lịch phong phú, những thắng cảnh tuyệt đẹp cùng tiềm năng giàu có của biển, rừng, từ lâu được đánh giá là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Đông Nam Bộ và cả nước. Còn Đồng Nai là tỉnh được nhiều du khách yêu thích với các điểm du lịch lý tưởng như: thác Giang Điền, khu du lịch Bò Cạp Vàng, núi Chứa Chan, khu du lịch Bửu Long, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, hồ Trị An… Đồng Nai chiều lòng du khách với bưởi Tân Triều, gỏi cá Biên Hòa, dơi xào lăn… cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn phong phú, đáp ứng nhu cầu của du khách thập phương.

Du khách vui chơi, thưởng ngoạn tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập – Ảnh: Tiến Dũng

Là cửa ngõ kết nối giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Đông Nam Bộ với các tỉnh Tây Nguyên, Campuchia, Lào và Thái Lan, tỉnh Bình Phước có lợi thế phát triển tour du lịch quốc tế “Một ngày – 4 quốc gia”. Bình Phước cũng là tỉnh có nhiều di tích lịch sử gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong đó phải kể đến di tích lịch sử, danh thắng núi Bà Rá – Thác Mơ thuộc thị xã Phước Long, một trong 3 ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Đông Nam Bộ được đông đảo người dân cả nước hành hương, chiêm bái vào dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Địa danh sóc Bom Bo với âm điệu tiếng chày giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Xuân Hồng đã trở thành điểm du lịch ấn tượng của Bình Phước.

Một góc trảng cỏ Bù Lạch, huyện Bù Đăng – Ảnh: Tiến Dũng

Một điểm nhấn không thể bỏ qua đối với du lịch về nguồn khi đến với Bình Phước là Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) tại huyện Lộc Ninh. Vườn quốc gia Bù Gia Mập (huyện Bù Gia Mập) là điểm đến tuyệt vời để tham quan, nghiên cứu, du lịch văn hóa, sinh thái và thể thao mạo hiểm. Bình Phước là nơi hội tụ 41 dân tộc anh em cùng sinh sống và có những nét văn hóa đặc sắc riêng với ẩm thực phong phú như cơm lam, canh thụt, lá nhíp, đọt mây nướng, rượu cần, đặc sản hạt điều, bún cá lăng…

Liên kết để vươn tầm

Thực hiện thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2020-2025, các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ đã phát huy lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên và tiềm năng… để thúc đẩy phát triển các sản phẩm như du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch biển, văn hóa, sinh thái, lễ hội…; hình thành và tổ chức các tour du lịch liên kết vùng Đông Nam Bộ thành chuỗi trọn tuyến; đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch theo tuyến kết nối TP. Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng Đông Nam Bộ như: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – cáp treo núi Bà; du lịch về nguồn theo hành trình TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Trung ương Cục miền Nam; TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Bình Dương; du lịch biển tuyến TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bà Rịa – Vũng Tàu; TP. Hồ Chí Minh – Côn Đảo…

Biển Vũng Tàu – Ảnh: Tiến Dũng

Thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh phối hợp tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng đã khảo sát, xây dựng, kết nối sản phẩm du lịch của các tỉnh, thành phố tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú cho các tour du lịch dài ngày, du lịch dã ngoại, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, thể thao, du lịch tâm linh…; làm mới các điểm đến bằng cung cách phục vụ, món ăn đặc sản của địa phương. Sự liên kết này là tiền đề quan trọng để từng bước nâng chất lượng các điểm đến du lịch vùng Đông Nam Bộ.

Chương trình liên kết phát triển du lịch Đông Nam Bộ thời gian qua tạo nên sự gắn kết của ngành du lịch các địa phương trong vùng. Qua đó, đã thúc đẩy công tác truyền thông, quảng bá du lịch và các tỉnh, thành phố có cơ hội trao đổi sản phẩm, sử dụng dịch vụ của nhau, hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm làm du lịch. Sự liên kết này còn điều tiết được nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch ở trạng thái cân bằng, thu hút khách và tạo cơ hội cho du khách sử dụng sản phẩm du lịch liên kết giữa các địa phương.
Ông NGUYỄN NGỌC TẤN
Tổng Giám đốc Công ty du lịch Saco Travel, TP. Hồ Chí Minh

Còn theo các nhà quản lý, từ thế mạnh chung và riêng sẵn có, các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình hoạt động du lịch theo năm; công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn, thông tin về các sản phẩm du lịch. Đặc biệt là thông tin về thị trường, xu hướng và nhu cầu của du khách; chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch, nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để cùng nhau phát triển ngành “công nghiệp không khói” lên tầm cao mới.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 
Liên kết
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 115 | lượt tải:33

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 402 | lượt tải:78

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 1377 | lượt tải:291

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 1511 | lượt tải:268

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 1101 | lượt tải:156
Thống kê
  • Đang truy cập40
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm36
  • Hôm nay7,687
  • Tháng hiện tại247,862
  • Tổng lượt truy cập10,357,986
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây