hoc tap bac

Bình Phước tăng cường bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể

Thứ ba - 15/08/2023 21:06

Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản quý báu mang đậm nét đặc trưng của quốc gia, dân tộc. Di sản văn hóa là nơi lưu giữ nét đẹp truyền thống của các thế hệ cha ông, tạo tiền đề để thế hệ sau kế thừa, tái tạo và phát triển. Đồng thời là nền tảng để chúng ta tiếp cận với những nền văn hóa trên thế giới mà không bị mất đi bản sắc dân tộc. Ngày nay, di sản văn hóa phi vật thể còn là nguồn tài nguyên phong phú tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo cho các địa phương, có sức hút mạnh mẽ đối với du khách. Nhận thức sâu sắc điều này, những năm qua, tỉnh Bình Phước đã chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh.

Phong phú, đa dạng di sản

Đến nay, toàn tỉnh có 45 di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng, trong đó có 5 di tích quốc gia đặc biệt, 12 di tích quốc gia, 28 di tích cấp tỉnh; 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận đó là đờn ca tài tử Nam Bộ, có 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, 25 di sản phi vật thể cấp tỉnh. Các bảo tàng trên địa bàn tỉnh đang lưu giữ, quản lý 15.360 hiện vật, đặc biệt có bảo vật quốc gia là bộ đàn đá Lộc Hòa.

Bình Phước là nơi hội tụ và sinh sống của 41 dân tộc anh em, trong đó dân tộc S’tiêng, M’nông, Khmer... là những cư dân có lịch sử cư trú lâu đời. Để tồn tại, thích nghi và phát triển, những cư dân sinh sống trên vùng đất Bình Phước đã cải tạo tự nhiên, tạo lập nên đời sống văn hóa, tập quán lao động, sinh hoạt, kiến tạo nên những di sản văn hóa phi vật thể đa dạng, đặc sắc. Nổi bật là các loại hình di sản văn hóa phi vật thể như: Kho tàng văn học dân gian của người S’tiêng, M’nông; đờn ca tài tử Nam Bộ; trình diễn cồng, chiêng, nhạc cụ truyền thống. Các lễ hội truyền thống như: Lễ hội Cầu bông của người Kinh; lễ hội Miếu Bà Rá ở Phước Long; lễ Cầu mưa; lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng, M’nông… Nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian như: chế biến rượu cần; đan lát, dệt thổ cẩm… Di sản văn hóa phi vật thể được bảo tồn là sự khẳng định giá trị, nét đẹp văn hóa các dân tộc tỉnh Bình Phước; là sự ghi nhận, tôn vinh và tri ân những nỗ lực bền bỉ của cộng đồng và nghệ nhân trong bảo tồn, phát huy, trao truyền giá trị di sản.

Nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm

Các di sản văn hóa Bình Phước được kiểm kê, đưa vào danh mục đại diện di sản của nhân loại và danh mục di sản phi vật thể quốc gia là cơ sở pháp lý quan trọng, cũng là động lực để đẩy mạnh công tác bảo tồn, lưu giữ, phát huy giá trị di sản. Đồng thời, góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức và sự tham gia của cộng đồng đối với công tác gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang đứng trước những khó khăn, thách thức, như: Nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa còn thiếu cả về nhân lực và vật lực. Hằng năm, nguồn kinh phí đầu tư cho văn hóa nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nói riêng còn rất thấp. Tổng kinh phí chi cho hoạt động văn hóa toàn tỉnh hằng năm chỉ chiếm 0,46% tổng chi ngân sách của tỉnh (mức bình quân chung cả nước là 1%), đạt rất thấp so với mục tiêu chi đầu tư cho văn hóa (đạt 1,8% tổng chi ngân sách nhà nước theo Kết luận số 30-KL/TW ngày 20-7-2004), hoặc mục tiêu đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước theo Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12-11-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030…

Các già làng thực hiện nghi thức tạ ơn thần lúa trong lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào S’tiêng ở huyện Bù Đăng - Ảnh: Điểu Lành

Một số di sản văn hóa phi vật thể đứng trước nguy cơ bị mai một, lãng quên do không gian và môi trường văn hóa thay đổi. Số lượng người thực hành di sản ngày một ít. Các tập tục, nghi lễ, phong tục tập quán tốt đẹp đang biến đổi, tinh thần cố kết cộng đồng cũng đứng trước thách thức. Bên cạnh đó, cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế tác động lớn đến các loại hình di sản văn hóa. Khi nền kinh tế phát triển, hàng hóa phong phú và đa dạng luôn có sẵn trên thị trường, đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng. Điều này đã ảnh hưởng đến sự duy trì các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, nghề rèn…

Việc giữ gìn, kế tục, sử dụng và truyền dạy các di sản văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ của đội ngũ nghệ nhân gặp nhiều khó khăn do tuổi tác ngày càng cao, cách truyền đạt còn nhiều hạn chế, có nhiều di sản ít được thực hành. Phần lớn các di sản văn hóa phi vật thể đều tồn lưu dưới dạng truyền miệng, truyền nghề theo kinh nghiệm thực tế và trong nội bộ gia đình chứ không lưu giữ dưới dạng văn tự. Do vậy, trải qua thời gian những người am hiểu sâu rộng về di sản lần lượt qua đời hoặc phai mờ trong ký ức, từ đó di sản thất truyền là điều khó tránh khỏi. 

Khơi dậy ý thức, trách nhiệm cộng đồng

Nhằm làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường tuyên truyền cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên hiểu được giá trị to lớn của các di sản văn hóa phi vật thể, nhất là những di sản đã được công nhận. Chỉ khi người dân hiểu và thấy được quyền lợi, trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cộng đồng dân cư thì họ sẽ cùng tham gia trao truyền, bảo tồn, lưu giữ và phát huy được giá trị của di sản.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành chính sách về bố trí, sử dụng nguồn lực và quản lý, bảo tồn, lưu giữ, trao truyền và phát huy giá trị di sản trên địa bàn tỉnh. Đồng thời bố trí nguồn kinh phí để đẩy nhanh việc nghiên cứu, phục dựng các lễ hội truyền thống, nghề thủ công có giá trị, các làn điệu dân ca, dân vũ tiêu biểu của các dân tộc, tránh để ngày càng khó vì những nhân chứng hiểu biết không còn. 

Song song đó, thực hiện số hóa các di tích, danh lam thắng cảnh, các di sản văn hóa của tỉnh. Chọn một số di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc, tiêu biểu của tỉnh cử đi tham gia các sự kiện văn hóa, du lịch quốc tế nhằm giới thiệu, quảng bá đến với bạn bè quốc tế về văn hóa và con người Bình Phước. Chuẩn bị thật tốt để tham gia Hội chợ quốc tế Expo Nhật Bản năm 2025.

Di sản văn hóa gắn với cộng đồng dân cư, do đó các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương cần nâng cao trách nhiệm trong việc phát hiện, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Tạo điều kiện và khuyến khích việc xây dựng sản phẩm du lịch từ các di sản văn hóa để thu hút du khách, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bình Phước quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, góp phần “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Nguồn tin: Trần Văn Chung - Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 
Liên kết
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 7 | lượt tải:1

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 144 | lượt tải:40

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 444 | lượt tải:84

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 9 | lượt tải:2

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 9 | lượt tải:3
Thống kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm33
  • Hôm nay10,713
  • Tháng hiện tại440,626
  • Tổng lượt truy cập10,550,750
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây