Thứ sáu, 19/04/2024, 16:59
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

“Số hóa” nông thôn mới

Thứ hai - 28/03/2022 23:29 1.181 0
Trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM), tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thay đổi diện mạo nông thôn. Đẩy mạnh các giải pháp chuyển đổi số trong xây dựng NTM, nông dân huyện Lộc Ninh giờ đây nhàn nhã hơn với các phương pháp làm nông nghiệp thông minh; họ cũng nhanh chóng bắt nhịp xu thế thị trường bằng việc sản xuất sạch, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc và mạnh dạn đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Chuyển đổi số đang được coi là yêu cầu tất yếu trong xây dựng NTM, là “chìa khóa” mở ra tương lai cho nông nghiệp, chấm dứt mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả.

Đón cơ hội từ công nghệ số

29 ha tiêu của 16 xã viên Hợp tác xã (HTX) hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang, huyện Lộc Ninh đang được quy hoạch trồng theo quy trình hữu cơ có truy xuất nguồn gốc. Sản phẩm tiêu được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn hẳn mặt bằng chung ngoài thị trường, một phần sẽ được HTX thu mua để phục vụ chế biến sâu. Giá bán các sản phẩm sau chế biến cao gấp 2, gấp 3 so với giá tiêu nguyên liệu. 

“HTX có 5 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Nhờ bệ đỡ này, HTX đã mua thêm máy móc, thiết bị để chuẩn hóa hơn từ khâu chế biến đến đóng gói như: Máy xay xát, máy sấy năng lượng mặt trời, máy sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy tách nhiệt, máy tách màu… Sản phẩm hạt tiêu qua chế biến được đóng bao bì, in nhãn mác, hạn sử dụng để người tiêu dùng an tâm. Đặc biệt, sản phẩm hạt tiêu của HTX đều được dán tem truy xuất nguồn gốc, người mua hàng quét qua điện thoại thông minh có thể tra cứu được toàn bộ quy trình sản xuất, thông tin của sản phẩm. Đây là bước đầu tiên để người trồng tiêu thay đổi chiến lược sản xuất trong thời điểm mọi thông tin đều được công khai trên mạng” - anh Phạm Thanh Chung, Giám đốc HTX hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang cho biết.

Sản phẩm hạt tiêu của hợp tác xã hồ tiêu hữu cơ Lộc Quang qua chế biến được đóng bao bì, in nhãn mác, hạn sử dụng để người tiêu dùng an tâm

Để sản phẩm không bị trộn lẫn trên thị trường, HTX xây dựng hình ảnh nhận diện thương hiệu của sản phẩm, hướng đến sự phát triển bền vững, lâu dài; đồng thời tận dụng các kênh quảng bá trực tiếp và xây dựng website, giới thiệu sản phẩm qua Facebook, Zalo, YouTube, kênh thương mại điện tử Amazon, Alibaba để hướng tới thị trường xuất khẩu.

Còn với nhà nông Nguyễn Văn Toán, ấp 6A, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh thì làm nông nghiệp thông minh lại bắt đầu từ những kỹ thuật, công nghệ đơn giản, dễ ứng dụng như hệ thống tưới nước tiết kiệm. Với 2 ha cây ăn trái, ông Toán lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống, chỉ cần thao tác bật công tắc là nước được tưới đến từng gốc cây mà không cần phải kéo ống như trước, điều này giúp ông tiết kiệm chi phí, nhân công chăm sóc vườn cây. Ngoài sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, hiệu quả mang lại so với làm nông truyền thống đã nâng lên rõ rệt.

Ông Lê Chí Liến, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Tấn cho biết: Toàn xã có gần 100 ha cây ăn trái đã được nông dân lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm. Ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm còn giúp dễ dàng điều chỉnh vùng tưới, lượng nước, thời gian theo từng thời điểm sinh trưởng và phát triển của cây. Việc ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm giúp tiết kiệm khoảng 25% nhân công, giảm khoảng 20% lượng nước tưới. Việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm còn là giải pháp hữu hiệu cho bài toán thiếu nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nông thôn mới thông minh

Ngoài tập trung chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, huyện Lộc Ninh đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng NTM, lấy điểm nhấn là sản xuất nông nghiệp. Huyện cũng khuyến khích nông dân chủ động triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy chuyển đổi số trong xây dựng NTM, với mục tiêu đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho nông sản địa phương.

Như mô hình nuôi dế của anh Đại Cao Nam ở thôn 9, xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, công nghệ đang là “cánh tay phải” giúp anh quản lý toàn bộ trang trại mà không cần quá nhiều nhân công. Trong các nhà nuôi dế, anh lắp đặt máy cảm biến theo dõi nhiệt độ, độ ẩm giúp dự báo mọi tình huống trong quá trình nuôi. Cùng với đó là công nghệ giám sát và hệ thống cho ăn, uống nước tự động nhằm tiết giảm công lao động. Nuôi dế theo quy trình khép kín, tiêu chuẩn nghiêm ngặt, vì vậy 90% sản phẩm từ dế sau khi chế biến được xuất khẩu sang các nước châu Âu; 10% còn lại xuất khẩu đi châu Á như Nhật Bản, Singapore.

Các xã được chọn điểm chuyển đổi số đều đang đẩy mạnh tự động hóa một số quy trình sản xuất, kinh doanh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm). Nhiều sản phẩm đã ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP để tập trung phát triển thương mại điện tử. Mục tiêu huyện đặt ra đến năm 2025, 100% sản phẩm OCOP của huyện được số hóa, 20% trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có 5-7 sản phẩm được số hóa.

Ông Bùi Phước Cường, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lộc Ninh 

Anh Nam chia sẻ: “Trại dế đang sử dụng 2 hệ thống công nghệ cao giúp dự báo mọi tình huống trong quá trình nuôi. Trại nuôi đặt các sensor cảm biến để giám sát môi trường từ nhiệt độ, ánh sáng, gió và các chỉ số khí độc. Công nghệ thứ hai liên quan đến hệ thống tự động. Đàn dế được cho ăn và uống nước tự động nhằm tiết giảm công lao động và công nghệ liên quan đến thu thập dữ liệu hình ảnh và âm thanh của đàn vật nuôi. Công nghệ này hiện đang trong quá trình phát triển, tiến tới mục tiêu giúp đưa ra các cảnh báo sớm về tình trạng của đàn dế”.

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu, chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới xây dựng NTM thông minh là một phần trong chuyển đổi số quốc gia. Tinh thần cầu tiến cùng với tư duy nhạy bén trước tín hiệu thị trường của nông dân sẽ là cơ hội, bước đệm để huyện Lộc Ninh hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu mà còn hướng tới mục tiêu cao hơn là nông thôn thông minh.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 734 | lượt tải:142

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 926 | lượt tải:173

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 562 | lượt tải:86

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1629 | lượt tải:213

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1589 | lượt tải:207
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay14,555
  • Tháng hiện tại246,490
  • Tổng lượt truy cập8,249,631
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây