Thứ năm, 28/03/2024, 05:51
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Dấu ấn trưng bày chuyền đề kỷ niệm 50 năm giải phóng Lộc Ninh

Chủ nhật - 17/04/2022 21:48 1.839 0
Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Lộc Ninh (07/4/1972-07/4/2022), Bảo tàng tỉnh Bình phước trưng bày chuyên đề “Lộc Ninh – truyền thống và phát triển”. Chuyên đề chia làm 3 phần:
Phần 1 – Vùng đất và con người Lộc Ninh
          Phần 2 - Nơi chiến tranh đi qua
          Phần 3: Lộc Ninh tiềm năng và phát triển
Với 800 hình ảnh, tư liệu và hiện vật có giá trị được tuyển chọn từ các nguồn sử liệu quý của TW và địa phương được trưng bày trang trọng, khoa học với nhiều nội dung phong phú đã cung cấp cho công chúng những tư liệu lịch sử quý giá về chặng đường lịch sử vẻ vang, những chiến công vang dội của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Phần 1: Chuyên đề giới thiệu về vùng đất và con người Lộc Ninh
Ngược dòng lịch sử cho thấy vùng đất và con ngời Lộc Ninh từ xa xưa đã có con người cổ xưa sinh sống với nền văn hóa phát triển rực rỡ được thể hiện rõ nét qua các di chỉ khảo cổ như thành đất đắp hình tròn Lộc Thành, Lộc Tấn, Bãi Tiên, trống đồng Lộc Tấn và bảo vật quốc gia Đàn đá Lộc Hòa…Bên cạnh di sản văn hóa khỏa cổ, Lộc Ninh còn là nơi hội tụ nền văn hóa đa dạng, phong phú của đồng bào các dân tộc thiểu số như S’tiêng, Khmer…họ cùng sinh sống đan xen và có sự giao thoa văn hóa để tạo nên vườn hoa văn hóa Lộc Ninh đa hương sắc thông qua các thànhtố văn hóa như kiến trúc nhà ở, trang phục, trang sức, phong tục, tập quán, ẩm thực, lễ hội…

Nơi chiến tranh đi qua – là phần 2 của chuyên đề, giới thiệu về vùng đất Lộc Ninh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Lộc Ninh là nơi diễn ra các cuộc đấu tranh sôi nổi và mạnh mẽ của công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống cúp phạt, ốm đau phải được điều trị…Bên cạnh đó là phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 1912 đến năm 1935 do các thủ lĩnh N’Trang Long, R’Đing, R’Ong Leng… lãnh đạo. Các phong trào đấu tranh này là cơ sở, tiền đề cho sự ra đời của chi bộ đầu tiên ở Lộc Ninh do đồng chí Lê Đức Anh làm bí thư. Từ khi có Đảng ra đời, đồng bào, chiến sỹ và nhân dân Lộc Ninh tích cực tham gia kháng chiến, góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh giành chính quyền trong cách mạng tháng 8 năm 1945.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Lộc Ninh là một trong những địa bàn có tính chiến lược quan trọng, là địa bàn che chở cho các đồng chí lãnh đạo xây dựng căn cứ cách mạng, tạo cơ sở vững chắc cho giải phóng Lộc Ninh.

Cuối năm 1971, đầu năm 1972, tình hình trên chiến trường miền Nam có sự thay đổi lớn có lợi cho ta về lực lượng cũng như thế trận chiến lược. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng miền Đông Nam Bộ, Trị Thiên và Tây Nguyên.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân ủy Miền mở chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một số đơn vị chủ lực của quân ngụy Sài Gòn, mở rộng vùng giải phóng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Chiến dịch Nguyễn Huệ diễn ra 3 đợt, từ ngày 01/4/1972 đến ngày 19/01/1973. Với chiến dịch Nguyễn Huệ, ngày 07/4/1972 Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng đã tạo nên một khu vực giải phóng lớn trên hướng chiến lược xung yếu ở Tây bắc Sài Gòn, làm thay đổi cục diện chiến trường miền Đông Nam Bộ, biến vùng giải phóng thành hậu phương lớn, cung cấp nhân lực, vật lực chi viện cho chiến trường Nam Bộ, góp phần đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, ngụy, tác động to lớn buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.

Sau giải phóng, Lộc Ninh trở thành thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam – trụ sở làm việc với các phái đoàn quân sự bốn bên, là nơi tiếp khách quốc tế theo tinh thần hiệp định Paris, là nơi tiếp đón các chiến sỹ cách mạng của ta từ nhà tù Mỹ-ngụy trở về, là điểm cuối đường Hồ Chí Minh nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, là nơi đặt căn cứ của Quân ủy-Bộ Chỉ huy Miền để truyền đi những quyết định quan trọng của TW đảng trong giờ phút trọng đại của dân tộc.

Trong chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, Lộc Ninh trở thành một chiến trường trọng điểm nơi mà quân Pôn Pốt đã gây ra cuộc thảm sát đẫm máu làm nhiều đồng bào, chiến sỹ của ta bị hy sinh, biến nhiều làng, phum sóc thành tro bụi, nhiều gia đình phải chịu cảnh tang tóc, đau thương. Trước những tội ác dã man của bọn Pôn Pốt, quân và dân Lộc Ninh đã cùng cả nước đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của kẻ thù, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia và góp phần thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, giúp nước bạn Campuchia thoát khơi chế độ diệt chủng.

Phần 3: Lộc Ninh tiềm năng và phát triển, giới thiệu về những thành tựu Lộc Ninh đã đạt được trong 50 năm qua: chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày một nâng cao, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Tiềm năng và lợi thế của Lộc Ninh về điều kiện tự nhiên, sông suối, thổ nhưỡng, khí hậu và hệ thống giao thông thuận lợi cùng các cơ sở như điện, đường, trường, trạm được nâng cấp, hệ thống các di tích khảo cổ, lịch sử, văn hóa, có giá trị to lớn, là tiềm năng phát triển du lịch, có nhiều nguồn khoáng sản với trữ lượng lớn phù hợp cho việc sản xuất phục vụ trong ngành công nghiệp xây dựng… điều này đã hội tụ nhiều điều kiện để Lộc Ninh phát triển bền vững về mọi mặt trong tương lai, góp phần quan trọng vào việc phát triển chung của tỉnh.

Thông qua hệ thống hình ảnh, tài liệu, tư liệu và hiện vật được trưng bày trong chuyên đề, công chúng sẽ có cái nhìn đúng đắn, chân thực và chính xác về vùng đất, con người Lộc Ninh qua các thời kỳ, những sự kiện lịch sử oanh liệt diễn ra tại địa phương, những thành tựu mà đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Lộc Ninh đã đạt được trong 50 năm qua trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh cũng như những tiềm năng, thế mạnh của địa phương sẽ phát triển trong tương lai. Trưng bày đã có hàng ngàn lượt khách đến tham quan, tìm hiểu chuyên đề, trong đó có cả những đồng chí là cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu trong chiến dịch giải phóng Lộc Ninh. Họ vô cùng xúc động, bồi hồi nhớ lại những năm tháng vô cùng gian khổ đấu tranh để giải phóng quê hương nay đã lên chức ông, bà, đưa con cháu đến tham quan họ giới thiệu cho con cháu của mình về truyền thống hào hùng của ông cha trong công cuộc đấu tranh giành độc lập thông qua các hình ảnh, hiện vật trưng bày. Những cô giáo, thầy giáo cũng đưa học sinh của mình đến tìm hiểu chuyên đề nhằm giáo dục các em những trang sử hào hùng của dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho các em học sinh củng cố thêm kiến thức lịch sử đã tiếp thu tại nhà trường. Đông đảo Nhân dân Lộc Ninh, các đại biểu, khách mời cũng tới tham quan chuyên đề.

Đây là hoạt động có ý nghĩa về mặt lịch sử, góp phần giúp cho người xem hiểu rõ hơn, tự hào hơn về truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh trong lịch sử dân tộc. Qua đó kế thừa, nối tiếp truyền thống năm xưa của các thế hệ ông cha để tiếp tục đoàn kết, học tập, lao động, kiến thiết, xây dựng quê hương Lộc Ninh nói riêng, Bình Phước nói chung ngày càng giàu mạnh./.

Một số hình ảnh tại trưng bày:
Khối LLVT và Khối Công đoàn viên chức huyện Lộc Ninh tìm hiểu hiện vật tưng bày
 
Khối học sinh THCS Lộc Thái tham quan trưng bày
 
Các đồng chí Cựu Chiến binh tham quan trưng bày
 
Khối học sinhTiểu học Lôc Tán B Lộc Ninh tham quan trưng bày

Nguồn tin: Tô Thị Huê

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 622 | lượt tải:134

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 829 | lượt tải:159

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 478 | lượt tải:76

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1528 | lượt tải:203

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1481 | lượt tải:200
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay8,357
  • Tháng hiện tại390,639
  • Tổng lượt truy cập7,961,841
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây