Thứ năm, 28/03/2024, 16:56
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Hát then trên quê hương Bình Phước

Thứ năm - 01/07/2021 23:44 3.392 0

Cao Bằng được xem là nơi khởi nguồn hát then của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, sau đó phát triển ra 13 tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện hát then còn xuất hiện ở một số tỉnh phía Nam, trong đó có Bình Phước do người dân di cư đến. Thật ấn tượng khi được nghe giai điệu của đàn tính, cùng giọng hát ngọt ngào của các nghệ nhân Câu lạc bộ (CLB) hát then huyện Đồng Phú.

Nơi quy tụ những cây văn nghệ

Mỗi khi vô tình được xem những tiết mục hát then trên truyền hình, ta cảm nhận được sự thanh thoát mộc mạc của cây đàn tính, hòa với giọng hát truyền cảm ngọt ngào của các cô gái vùng cao phía Bắc mang nét đặc trưng rất riêng. Nhưng khi có dịp được nghe trực tiếp các nghệ nhân đàn hát, lại càng cảm nhận rõ hơn sự cuốn hút đến lạ thường của thể loại này.

Tham dự một buổi sinh hoạt của CLB hát then huyện Đồng Phú, tôi rất ấn tượng và bất ngờ trước những tài năng của các thành viên CLB vừa đàn vừa hát những làn điệu then như nghệ sĩ chuyên nghiệp… “Non xa xa nước xa xa, nào phải thênh thang mới gọi là…” câu thơ trong bài “Pác Bó hùng vĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do tác giả Hoa Cương biên soạn cho làn điệu hát then, một trong những bài then tiêu biểu mà nghệ nhân nào cũng biết, cứ vang lên dặt dìu như dòng suối ngân nga đâu đó, vừa xa lại vừa gần.

Câu lạc bộ hát then huyện Đồng Phú góp phần không nhỏ cho phong trào văn hóa văn nghệ của Bình Phước thêm đa sắc màu trong thời kỳ hội nhập

Tiết trời trong xanh, trong căn nhà gỗ bên hồ suối Giai, lời ca tiếng đàn của các thành viên CLB như hòa cùng trời mây, non nước, ngỡ như đang đưa mọi người về thăm suối Lê Nin, núi Các Mác ở tận Pác Bó, Cao Bằng xa xôi vậy… Hết bài đồng ca, lần lượt các nghệ nhân nữ, trong trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng cầm cây đàn tính tẩu (loại đàn chuyên dùng để hát then) lại trình diễn tiếp những bài then dành cho đơn ca. Tuy cùng một thể loại hát then nhưng mỗi tiết mục lại mang nét độc đáo riêng. Người nghe bị cuốn hút bởi sự duyên dáng của người hát, với giọng ca trong trẻo, âm thanh mộc của cây đàn tính tẩu, tiếng sóc nhạc cùng tấu lên làm cho người nghe không khỏi trầm trồ khen ngợi, bằng những tràng vỗ tay tán dương.

Các thành viên CLB hát then huyện Đồng Phú hầu hết là nông dân, sớm hôm làm bạn với nương rẫy. Sau những ngày lao động vất vả, họ lại gặp nhau vào cuối tuần để đến với sân chơi hát then, hòa lên câu ca tiếng đàn không chỉ để nhớ về quê hương bản xứ mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Định hướng cho phong trào

Chị Nội Thị Uyên, Chủ nhiệm CLB hát then huyện Đồng Phú cho biết, ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa có nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày, Nùng quê ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vào lập nghiệp từ năm 1990. Trong cộng đồng có nhiều người biết hát then, chơi đàn tính tẩu. Ban giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Đồng Phú đã cử nhạc sĩ Quang Thuyết, là cán bộ phụ trách phong trào đến tận địa bàn để tìm hiểu. Nhạc sĩ Quang Thuyết cùng với bà Uyên đã vận động tuyển chọn những nhân tố nòng cốt, yêu thích, am hiểu hát then để thành lập CLB. Năm 2009, CLB hát then huyện Đồng Phú được thành lập với 10 hội viên và hoạt động cho đến nay.

Từ ngày thành lập, vào cuối tuần, các hội viên lại tập trung tại nhà văn hóa ấp để tập luyện. Hội viên luôn cháy hết mình khi được đàn hát những làn điệu dân ca quê mình. Ban chủ nhiệm CLB còn liên hệ, mua tài liệu về hát then, đàn tính tẩu, sóc nhạc từ Cao Bằng để hội viên có đầy đủ nhạc cụ tập luyện. Phần kinh phí hoạt động hội viên tự nguyện đóng góp, vì hát then là niềm vui, sân chơi bổ ích nên ai cũng nhiệt tâm ủng hộ. Chỉ sau vài năm đi vào hoạt động, CLB đã thu hút thêm nhiều hội viên tham gia.

Chị Triệu Thị Kim Oanh, Phó chủ nhiệm CLB phụ trách chuyên môn cho biết: Đến nay, các nghệ nhân đã tập luyện nhuần nhuyễn đàn hát được hơn 10 bài, trong đó có hội viên Mạc Văn Khanh và Kim Oanh là nghệ nhân vừa đàn vừa hát đơn ca rất điêu luyện. Ở Bình Phước hiện có trên 10 nhóm hát then nhưng CLB huyện Đồng Phú là nổi bật hơn cả. Chính vì thế, CLB không chỉ thường xuyên biểu diễn cho các sự kiện tại huyện nhà mà được tỉnh chọn tham gia các đợt giao lưu, dự thi hay biểu diễn tại nhiều nơi ngoài tỉnh.

Cao Bằng được xem là nơi khởi nguồn hát then của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, sau đó phát triển ra 13 tỉnh miền núi phía Bắc. Hiện hát then còn xuất hiện ở một số tỉnh phía Nam, trong đó có Bình Phước do người dân di cư đến. Thật ấn tượng khi được nghe giai điệu của đàn tính, cùng giọng hát ngọt ngào của các nghệ nhân Câu lạc bộ (CLB) hát then huyện Đồng Phú.

Nơi quy tụ những cây văn nghệ

Mỗi khi vô tình được xem những tiết mục hát then trên truyền hình, ta cảm nhận được sự thanh thoát mộc mạc của cây đàn tính, hòa với giọng hát truyền cảm ngọt ngào của các cô gái vùng cao phía Bắc mang nét đặc trưng rất riêng. Nhưng khi có dịp được nghe trực tiếp các nghệ nhân đàn hát, lại càng cảm nhận rõ hơn sự cuốn hút đến lạ thường của thể loại này.

Tham dự một buổi sinh hoạt của CLB hát then huyện Đồng Phú, tôi rất ấn tượng và bất ngờ trước những tài năng của các thành viên CLB vừa đàn vừa hát những làn điệu then như nghệ sĩ chuyên nghiệp… “Non xa xa nước xa xa, nào phải thênh thang mới gọi là…” câu thơ trong bài “Pác Bó hùng vĩ” của Chủ tịch Hồ Chí Minh do tác giả Hoa Cương biên soạn cho làn điệu hát then, một trong những bài then tiêu biểu mà nghệ nhân nào cũng biết, cứ vang lên dặt dìu như dòng suối ngân nga đâu đó, vừa xa lại vừa gần.

Câu lạc bộ hát then huyện Đồng Phú góp phần không nhỏ cho phong trào văn hóa văn nghệ của Bình Phước thêm đa sắc màu trong thời kỳ hội nhập

Tiết trời trong xanh, trong căn nhà gỗ bên hồ suối Giai, lời ca tiếng đàn của các thành viên CLB như hòa cùng trời mây, non nước, ngỡ như đang đưa mọi người về thăm suối Lê Nin, núi Các Mác ở tận Pác Bó, Cao Bằng xa xôi vậy… Hết bài đồng ca, lần lượt các nghệ nhân nữ, trong trang phục truyền thống của dân tộc Tày, Nùng cầm cây đàn tính tẩu (loại đàn chuyên dùng để hát then) lại trình diễn tiếp những bài then dành cho đơn ca. Tuy cùng một thể loại hát then nhưng mỗi tiết mục lại mang nét độc đáo riêng. Người nghe bị cuốn hút bởi sự duyên dáng của người hát, với giọng ca trong trẻo, âm thanh mộc của cây đàn tính tẩu, tiếng sóc nhạc cùng tấu lên làm cho người nghe không khỏi trầm trồ khen ngợi, bằng những tràng vỗ tay tán dương.

Các thành viên CLB hát then huyện Đồng Phú hầu hết là nông dân, sớm hôm làm bạn với nương rẫy. Sau những ngày lao động vất vả, họ lại gặp nhau vào cuối tuần để đến với sân chơi hát then, hòa lên câu ca tiếng đàn không chỉ để nhớ về quê hương bản xứ mà còn góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Định hướng cho phong trào

Chị Nội Thị Uyên, Chủ nhiệm CLB hát then huyện Đồng Phú cho biết, ấp Đồng Chắc, xã Tân Hòa có nhiều hộ đồng bào dân tộc Tày, Nùng quê ở huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vào lập nghiệp từ năm 1990. Trong cộng đồng có nhiều người biết hát then, chơi đàn tính tẩu. Ban giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao huyện Đồng Phú đã cử nhạc sĩ Quang Thuyết, là cán bộ phụ trách phong trào đến tận địa bàn để tìm hiểu. Nhạc sĩ Quang Thuyết cùng với bà Uyên đã vận động tuyển chọn những nhân tố nòng cốt, yêu thích, am hiểu hát then để thành lập CLB. Năm 2009, CLB hát then huyện Đồng Phú được thành lập với 10 hội viên và hoạt động cho đến nay.

Từ ngày thành lập, vào cuối tuần, các hội viên lại tập trung tại nhà văn hóa ấp để tập luyện. Hội viên luôn cháy hết mình khi được đàn hát những làn điệu dân ca quê mình. Ban chủ nhiệm CLB còn liên hệ, mua tài liệu về hát then, đàn tính tẩu, sóc nhạc từ Cao Bằng để hội viên có đầy đủ nhạc cụ tập luyện. Phần kinh phí hoạt động hội viên tự nguyện đóng góp, vì hát then là niềm vui, sân chơi bổ ích nên ai cũng nhiệt tâm ủng hộ. Chỉ sau vài năm đi vào hoạt động, CLB đã thu hút thêm nhiều hội viên tham gia.

Chị Triệu Thị Kim Oanh, Phó chủ nhiệm CLB phụ trách chuyên môn cho biết: Đến nay, các nghệ nhân đã tập luyện nhuần nhuyễn đàn hát được hơn 10 bài, trong đó có hội viên Mạc Văn Khanh và Kim Oanh là nghệ nhân vừa đàn vừa hát đơn ca rất điêu luyện. Ở Bình Phước hiện có trên 10 nhóm hát then nhưng CLB huyện Đồng Phú là nổi bật hơn cả. Chính vì thế, CLB không chỉ thường xuyên biểu diễn cho các sự kiện tại huyện nhà mà được tỉnh chọn tham gia các đợt giao lưu, dự thi hay biểu diễn tại nhiều nơi ngoài tỉnh.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 625 | lượt tải:134

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 833 | lượt tải:160

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 480 | lượt tải:76

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1530 | lượt tải:203

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1485 | lượt tải:200
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập32
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm31
  • Hôm nay12,599
  • Tháng hiện tại397,674
  • Tổng lượt truy cập7,968,876
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây