Thứ ba, 16/04/2024, 04:14
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Vai trò của gia đình với văn hóa truyền thống

Thứ sáu - 12/11/2021 02:34 1.987 0
Gia đình là nơi bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Trong nhiều gia đình, các giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc được lưu giữ và truyền cho các thế hệ con cháu. Trong cuộc sống hội nhập ngày nay, chúng ta vẫn thấy gia đình các dân tộc thiểu số đều diễn ra các hoạt động gìn giữ ngôn ngữ mẹ đẻ; trang phục, ẩm thực truyền thống; phong tục tập quán hôn nhân, cưới xin, ma chay, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng... Chính việc thực hành những nét văn hóa đó trong gia đình đã trao truyền văn hóa tộc người từ đời này qua đời khác.

Chị Lục Thị Đàm, ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú chia sẻ: “ Khi ở nhà thì vợ chồng, con cái nói với nhau tiếng Tày, còn đi làm ra ngoài giao tiếp, gặp người không biết nói tiếng Tày thì mình mới nói tiếng phổ thông. Các con trong gia đình đều được tôi dạy cho hát then, đánh đàn tính. Nay, chúng tôi sinh sống tại Bình Phước đã hàng chục năm, trong mỗi gia đình xuất hiện thêm thế hệ thứ ba nhưng vẫn gìn giữ phong tục, tập quán dân tộc”.
Em Hoàng Danh Dự (huyện Lộc Ninh) với niềm đam mê môn đi cà kheo.

Khi nói đến nét đẹp văn hóa của mỗi dân tộc không thể không kể đến ẩm thực. Với người Tày, Nùng, văn hóa ẩm thực mang lại niềm hạnh phúc và tự hào. Mặc dù nhiều gia đình sinh sống tại các xã của huyện Đồng Phú nhiều năm qua, xa quê hương Cao Bằng hàng ngàn cây số nhưng họ vẫn giữ gìn nhiều nét đẹp ẩm thực đặc sắc của dân tộc, nổi bật trong đó có pẻng khua (bánh cười), bánh khảo, món khấu nhục, xôi ngũ sắc. Còn đối với đồng bào S’Tieng, M’Nông thì phải kể đến món cơm lam, đọt măng rừng, món canh RNhao, canh thụt…Để khi cùng nhau làm nên những món ăn truyền thống gợi nhớ trong nhau tình yêu gia đình, quê hương.

Anh Hoàng Đình Nhuận, ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến (huyện Đồng Phú) nói: “Trong gia đình tôi, vào những dịp lễ, tết vợ chồng, con cái cùng nhau nấu những món ăn truyền thống của dân tộc, không chỉ là những món ăn mà còn để con cháu biết giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.

Ông Điểu Méc, ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi cho biết, gia đình ông luôn giáo dục con cái giữ gìn văn hóa của dân tộc mình, như ở nhà thì nói chuyện với nhau bằng ngôn ngữ của người S’Tiêng, dạy cho các con, các cháu biết dệt thổ cẩm, biết làm nỏ, đan gùi, qua đó những nét đẹp truyền thống của dân tộc luôn được giữ gìn trong gia đình. ông tâm sự: “Trong gia đình tôi, từ tôi đến con gái, con trai đều là những vận động viên bắn nỏ tiêu biểu của huyện Đồng Phú, đây là môn thể thao truyền thống của người S’Tiêng, từ đó từng thành viên trong gia đình thấy gần gũi, gắn kết với nhau hơn”.
Em Hoàng Danh Dự, 13 tuổi, dân tộc Tày, xã Minh Đức (Hớn Quản) được cha mẹ dạy đi cà kheo từ lúc lên 5 tuổi, em rất háo hức với dụng cụ này. Dự nói: “Đi học về, em và các bạn trong ấp lại đi cà kheo, cùng cha mẹ lên rẫy cũng mang kheo. Đứng trên khấc 1,2m, người rạo rực, cơ tay, chân như cuộn lại, sẵn sàng bật chạy bất cứ lúc nào”.

Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, các bậc ông bà, cha mẹ phải là người thực hiện những chuẩn mực, giá trị, làm gương cho con cháu. Bằng những công việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày của gia đình, ông bà, cha mẹ truyền dạy cho con cái những nét sinh hoạt văn hóa của gia đình, truyền dạy những phong tục, tập quán của dân tộc mình. Bên cạnh đó, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò của gia đình trong việc giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống, thông qua sinh hoạt văn hóa cộng đồng, các phương tiện thông tin đaị chúng để tuyên truyền rộng rãi những nét văn hóa, làm cho đồng bào và mỗi gia đình nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm trong bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao lòng tự tôn, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa.

Nguồn tin: Cẩm Nhung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 714 | lượt tải:141

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 904 | lượt tải:167

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 551 | lượt tải:84

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1609 | lượt tải:208

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1569 | lượt tải:206
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay7,684
  • Tháng hiện tại191,390
  • Tổng lượt truy cập8,194,531
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây