Thứ bảy, 18/05/2024, 04:48
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Bù Đăng: Gắn âm nhạc S’tiêng với du lịch để bảo tồn và phát huy

Thứ sáu - 03/05/2024 21:13 362 0
Âm nhạc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người S’ Tiêng, Âm nhạc S’tiêng gồm hai bộ phận dân ca và dân nhạc cấu thành. Dân ca đặc trưng ở thể loại hát giao duyên (Tăm pớt) Còn ở dân nhạc, đặc trưng là cồng và chiêng. Tuy nhiên, hiện nay ở Bù Đăng số lượng người biết sử dụng âm nhạc S’tiêng ngày càng ít, chủ yếu là người lớn tuổi và có nguy cơ mai một.
Trong đời sống tinh thần của đồng bào S’Tiêng trên địa bàn huyện Bù Đăng, hát đối đáp, hát giao duyên thường được gọi là hát Tăm Pớt đó là làn điệu dân ca được hát theo phong cách ngẫu hứng mang đầy màu sắc văn hóa, được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Trong âm thanh của cồng chiêng, bên bếp lửa bập bùng, làn điệu Tăm Pớt được cất lên thu hút sự quan tâm của cộng đồng cũng như du khách. 
Anh Điểu S’roi xã Đồng Nai cho biết
“Tăm pớt là làn điệu dân ca hát ở đâu cũng được, chẳng hạn như lễ hội đâm trâu, mừng khách mình hát, hoặc là mình nhớ người yêu, trai gái mới gặp nhau, anh em mới gặp nhau thì mình hát Tăm pớt. Có nhiều bài, tùy theo lứa tuổi, tùy theo công việc, mình hát lên nương, đi rẫy, kiếm rau, xúc cá, mình ngủ rẫy, mình nhớ cô này, chàng kia, lúc đó mình nhớ trong lòng mình nên mình hát để nhớ lại”
Tăm pớt đối đáp là nghệ thuật âm nhạc độc đáo của dân tộc S’ Tiêng được truyền lại từ đời này sang đời khác, hiện nay có rất ít tư liệu về Tăm pớt. Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước đã công nhận và bàn giao đề tài khoa học “Âm nhạc của người S’tiêng Bình Phước - khảo cứu, bảo tồn và phát triển”
PGS, TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm – Giảng viên cao cấp của Đại học Sài Gòn chủ nhiệm đề tài cho biết:
 “Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài trong 02 năm thì điều đầu tiên chúng tôi phải thốt lên là hết sức ngạc nhiên, ngưỡng mộ và thán phục Âm nhạc của người S’tiêng Bình Phước, rất phong phú và đa dạng, về dân ca thì có tất cả các thể loại dân gian mà các dân tộc khác đều có, nhưng đặc biệt hình thức hát Tăm pớt là hình thức bao quát hết toàn bộ âm nhạc của người S’tiêng, trong Tăm pơt người ta có thể hát ru, hát đối đáp nam nữ, hát tự sự, hát nói…một điều ngưỡng mộ nữa đó là âm nhạc Cồng, chiêng của người S’tiêng. Nhưng cũng qua thực hiện đề tài thì chúng tôi thấy rất tiếc nuối vì bây giờ không còn nhiều người biết hát Tăm pớt. Qua khảo sát ở nhiều huyện nhất là ở Bù Đăng, thì tôi rất là tiếc nuối vì không còn nhiều người biết hát tăm pớt hay là đánh cồng chiêng nữa. Theo chúng tôi, để lưu giữ âm nhạc Tăm pớt, cồng chiêng thì Bù Đăng có một lợi thế là có khu du lịch sóc Bom Bo, đây là cái cơ sở vật chất mà từ chỗ này các bạn có thể phát huy thế mạnh của mình, bắt đầu từ âm nhạc. Bù Đăng có thể xây dựng một làng văn hóa truyền thống, gắn với phát triển du lịch. Như vậy vừa thưc hiện phát huy giá trị văn hóa S’tiêng vừa có sản phẩm du lịch đặc trưng”
Bên cạnh Tăm pớt thì Cồng, Chiêng là những loại nhạc cụ phổ biến và tiêu biểu nhất của đồng bào S’Tiêng. Bộ cồng thường có 05 cái, cái lớn nhất có đường kính khoảng 45cm đến 50cm và nhỏ dần theo một tỉ lệ nhất định. Bộ chiêng thường có 6 cái, cái lớn nhất đường kính khoảng 40cm đến 45cm và nhỏ dần. Người diễn tấu cồng, chiêng S’tiêng thường giữ ở tư thế đi khom, phối hợp nhịp nhàng giữa hai tay, nhịp chân và giữa các thành viên trong đội.. Tuy nhiên việc diễn tấu cồng, chiêng của người S’tiêng trên địa bàn huyện Bù Đăng không còn phổ biến nữa, lớp trẻ hiện nay cũng không mặn mà với nghệ thuật diễn tấu cồng chiêng. Việc bảo tồn phát huy nghệ thuật diễn tấu đang là vấn đề được quan tâm.
Ông Phạm Anh Tuấn – Phó trưởng phòng VHTT, Trưởng ban quản lý Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo cho biết.
“Hiện nay trên địa bàn huyện Bù Đăng có 13 đội cồng, chiêng và khoảng 15 người biết hát Tăm pớt, tuy nhiên họ đều là những người lớn tuổi, ít có dịp được diễn tấu. Trong thời gian qua chúng tôi đã mời các nghệ nhân S’tiêng đến Khu Bảo tồn văn háo dân tộc S’tiêng để hát Tơm bớt, đánh cồng chiêng, phục vụ du khách, xem đây là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Bù Đăng, Du khách đến với Sóc Bom Bo thì sẽ được nghe Tăm pớt, xem diễn tấu cồng chiêng. Năm 2024, Phòng VHTT, BQL Khu Bảo tồn sẽ tiếp tực thực hiện việc bảo tồn văn hóa S’tiêng gắn với phát triển du lịch, tiếp tục mở lớp truyền dạy hát Tăm pớt và đánh cồng chiêng cho lớp trẻ”
Chọn lọc những nét văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của đồng bào S’tiêng như Tăm pớt, cồng, chiêng để tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo và tổ chức biểu diễn tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo phục vụ du khách trong cả nước đang là hướng đi đúng đắn và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác Bảo tồn âm nhạc S’tiêng và phát triển du lịch huyện Bù Đăng.
ANH TUẤN
Nghệ nhân sóc Bom Bo diễn tấu trong lễ hội mưng lúa mới tại Khu Bảo tồn Bom Bo
                   
Nghệ nhân hát Tăm bớt trong lễ hội mừng mới

Nguồn tin: ANH TUẤN, P VH-TT Bù Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 850 | lượt tải:163

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 1040 | lượt tải:190

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 669 | lượt tải:99

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1741 | lượt tải:240

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1704 | lượt tải:223
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập38
  • Hôm nay7,384
  • Tháng hiện tại315,512
  • Tổng lượt truy cập8,730,447
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây