Thứ sáu, 19/04/2024, 06:04
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Đề cương văn hóa – ngọn đuốc soi đường – bài 2

Thứ bảy - 04/03/2023 03:06 1.280 0

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến văn hóa nghệ thuật. Người nhiều lần khẳng định vị trí, vai trò lớn lao của sự nghiệp văn hóa nghệ thuật cũng như trọng trách của đội ngũ văn nghệ sĩ trong đời sống xã hội. Trong thư gửi các họa sĩ năm 1951, Người nhấn mạnh: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Đó chính là định hướng, là lời động viên, khích lệ to lớn mà vị Cha già dân tộc đã thổi bùng lên khát vọng được cống hiến của những nghệ sĩ chân chính. Thế nhưng, thời nào cũng thế, vẫn có một bộ phận văn nghệ sĩ, trí thức có lối sống ích kỷ, thờ ơ, đứng ngoài cuộc sống nhân dân. Vì thế, họ cố tình hiểu sai tư tưởng của Bác cũng như tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943. 

Từ nhân danh “vị nghệ thuật”…

Với luận điểm “văn hóa là một mặt trận”, một số người cố chấp đã cho rằng, như thế là hạ thấp vai trò, tính sáng tạo của văn hóa. Ngược lại, khi xác định văn hóa là một mặt trận nghĩa là Đảng ta đã giao một sứ mệnh, một trọng trách và nghĩa vụ thiêng liêng cho văn nghệ sĩ, trí thức trước những vấn đề lớn lao của Tổ quốc, dân tộc. Từ sự lệch lạc về tư tưởng, những văn nghệ sĩ, trí thức cực đoan thường căn cứ vào sự lý giải, luận điểm nào đó của một cá nhân hay một nhóm nhỏ về một tình huống cụ thể hay một thời kỳ rồi khái quát thành các luận điểm thiếu căn cứ khoa học nhằm “kết tội” đường hướng văn hóa của Đảng. Họ cho rằng Đảng ta đã áp đặt, đã “chính trị hóa văn hóa” một cách sai lầm. Rồi dư âm của cuộc bút chiến giữa 2 trường phái “nghệ thuật vị nghệ thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh” trên văn đàn Việt Nam giai đoạn 1935-1939 vẫn kéo dài dai dẳng. Những người theo trường phái “vị nghệ thuật” cho rằng Đảng ta “bắt” nghệ thuật “làm đày tớ cho kinh tế”; rằng việc đòi hỏi nghệ thuật phải gánh vác chức năng đạo đức, thẩm mỹ giai cấp cùng những giáo điều chính trị đã làm tổn thương, què quặt nghệ thuật… Điều nguy hiểm là những phát ngôn thiếu căn cứ khoa học của những người có tiếng tăm trong giới văn hóa nghệ thuật lại được các thế lực thù địch, phần tử cơ hội cổ xúy, tung hô. Chúng biến những người theo tư tưởng xét lại ấy trở thành “người hùng”, người “xé rào” trong hoạt động nghệ thuật khi họ cho ra đời những sản phẩm dán mác “vị nghệ thuật”, thực tế là những tác phẩm ấy xa rời, thoát ly cuộc sống hiện thực, như Hồn bướm mơ tiên, Cô giáo Thảo… Hay một số bài thơ bi lụy, thể hiện sự cùng quẫn, mất phương hướng: “Tôi bước đi/Không thấy phố/Không thấy nhà/Chỉ thấy mưa sa/ Trên màu cờ đỏ”; hay những bài thơ mang nhiều ẩn ý không trong sáng: “Những kiếp người sống lâu trăm tuổi/Y như một cái bình vôi/Càng sống càng tồi/Càng sống càng bé lại”; hay những cảm xúc nhuốm màu tiêu cực: “Đem bục công an máy móc đặt giữa tim người/Bắt tình cảm ngược xuôi theo đúng luật đi đường Nhà nước”. Từ đó, họ đòi từ bỏ nguyên tắc này hay nguyên tắc khác của Đảng ta về đường hướng phát triển văn hóa.

Trải qua 80 năm, các luận điểm của đề cương xác định vai trò, sứ mệnh của văn hóa như nguồn lực nội sinh cho phát triển. Trong ảnh: Lễ tuyên dương 184 học sinh, sinh viên, trí thức, nhà sáng tạo tiêu biểu, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực năm 2022 tỉnh Bình Phước – Ảnh: Trương Hiện

…đến dùng văn hóa để xuyên tạc chính trị

Khi đời sống người dân được nâng cao sẽ kéo theo nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Từ yêu cầu chấn hưng văn hóa và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân, những năm qua Bình Phước đã thực hiện chủ trương phục dựng các lễ hội văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh và đã phục dựng thành công, làm phong phú hơn một số lễ hội như: cầu mưa, tết mừng lúa mới, tết Chol Chnăm Thmây, lễ hội miếu Bà Rá… Tương tự, nhiều lễ hội lớn ở các địa phương như lễ hội chùa Bà (tỉnh Bình Dương), lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội đền Trần (tỉnh Nam Định), lễ hội chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình)… cũng được đầu tư bài bản và trở thành thương hiệu văn hóa du lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt du khách, đem về cho địa phương nguồn thu lớn từ các dịch vụ của ngành “công nghiệp không khói”. Tuy nhiên, do số lượng lễ hội nhiều nên công tác tổ chức, quản lý ở các địa phương không tránh khỏi những bất cập, nhất là sự thương mại hóa hoạt động lễ hội, tâm linh. Điều đó không chỉ gây ảnh hưởng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân mà còn trở thành cái cớ để các phần tử cơ hội, phản động xuyên tạc.

Vài năm trước, khi các vị nguyên thủ quốc gia của Việt Nam cùng xuống đồng tham gia lễ hội tịch điền ở Hà Nam – một lễ hội văn hóa truyền thống, thể hiện đặc trưng sắc thái văn hóa nông nghiệp của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ thì không ít thành phần bất mãn trong nước và các đối tượng phản động lưu vong lớn tiếng chỉ trích, xuyên tạc, cho rằng văn hóa Việt Nam đang “thụt lùi”… Bám vào hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày theo sau” mang tính biểu trưng của lễ hội, các đối tượng cực đoan xuyên tạc rằng, người Việt đang “kéo lùi lịch sử”. Họ lập luận thế giới phát triển như vũ bão về khoa học – công nghệ mà Việt Nam vẫn tôn vinh hình thức sản xuất thô sơ, lạc hậu thì bao giờ mới khá lên được? Rồi cách đây không lâu, trên trang Bauxite Việt Nam đăng bài của Phạm Đình Trọng với tựa đề: “Lời lừa dối hoành tráng”. Bài viết có đoạn: “Cả xã hội Việt Nam chìm đắm trong bóng tối trung cổ của chế độ cộng sản và thần quyền Mác-Lê. Cộng sản Việt Nam đã biến học thuyết Mác-Lê thành tôn giáo Mác-Lê để đầu độc dân, thành thần quyền Mác-Lê để cai trị dân. Người dân sống trong bạo lực thế quyền cộng sản và sống trong mê muội thần quyền Mác-Lê… Khai hóa văn minh cho dân tộc mà cưỡng bức dân tộc đi theo con đường của CNXH ảo tưởng huyễn hoặc sao…”. Đó là những dẫn chứng cụ thể về âm mưu xuyên tạc, lấy văn hóa để chống phá chính trị mà các thế lực thù địch đã và đang ra sức thực hiện.

Gần đây nhất, ngày 1-1-2023, trang RFA có bài: Đảng với chính sách “bảo tồn văn hóa” để củng cố quyền lãnh đạo theo mô hình “chủ nghĩa tân bảo thủ” của Phạm Quý Thọ – người từng làm việc tại Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nhưng hiện là cộng tác viên thường xuyên và đắc lực của các trang mạng chống cộng. Bằng những câu từ loảng xoảng, Phạm Quý Thọ viết: “Vấn đề bảo tồn văn hóa đặc biệt quan trọng đối với những nước có thể chế chính trị do độc Đảng CS (Cộng sản) lãnh đạo đang tiến hành chuyển đổi kinh tế sang thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa, điển hình là Trung Quốc”. Bằng quan điểm vừa mơ hồ vừa phiến diện, Phạm Quý Thọ cho rằng Việt Nam đã “nhập khẩu” chủ nghĩa tân bảo thủ từ Trung Quốc để theo đuổi tăng trưởng kinh tế. Rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nỗ lực bảo tồn văn hóa như một công cụ để “củng cố chủ quyền chính trị” của mình… Tưởng ông nguyên giảng viên về chính sách công “phát minh” được điều gì to tát và mới mẻ, chứ dùng văn hóa để củng cố quyền lực chính trị thì đảng phái nào, quốc gia nào chẳng làm. Ví như dòng phim cổ trang của màn ảnh Hoa ngữ hay dòng phim tâm lý xã hội của màn ảnh Hàn Quốc đang làm mưa làm gió ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam há chẳng phải là cách dùng văn hóa để củng cố chính trị sao!?

Tóm lại, muốn phản biện, phê phán một vấn đề về văn hóa, phải đứng trên phương diện văn hóa và trước hết phải là người văn hóa, văn minh. Còn lấy văn hóa làm cái cớ để xuyên tạc chính trị, bỉ bôi đường lối, chủ trương của Đảng, bôi đen bức tranh thượng tầng kiến trúc của Việt Nam mà các phần tử cơ hội chính trị, thù địch đang làm chỉ phát đi thông điệp rằng, họ đang làm những việc phản văn hóa và vô vọng. Những việc làm xấu xa nhân danh “góp ý, phản biện” nêu trên cần được nhận diện, để những tư tưởng thù địch ấy không làm hoen ố môi trường văn hóa của dân tộc ta.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 734 | lượt tải:142

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 925 | lượt tải:173

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 562 | lượt tải:86

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1629 | lượt tải:212

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1587 | lượt tải:207
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay10,296
  • Tháng hiện tại240,070
  • Tổng lượt truy cập8,243,211
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây