Thứ năm, 25/04/2024, 07:04
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Già làng “độc nhất vô nhị”

Thứ hai - 15/02/2021 13:17 1.794 0

Dù báo chí truyền thông nói nhiều về ông nhưng có trực tiếp chứng kiến, tìm hiểu mới thấy những câu chuyện rất đặc biệt, có một không hai ở già làng này. Ngoài sở hữu căn nhà “có một không hai” cùng với những món đồ cổ tuổi đời hàng trăm năm, ông còn được mệnh danh là người đông con, nhiều cháu nhất vùng. Đó là già làng Điểu Đố, sinh năm 1920, ở sóc Bù Môn 1, khu phố Đức Lợi, thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng.

Những ngày cuối tháng chạp, dù chưa bước vào vụ mùa thu hoạch nhưng để tìm được già làng Điểu Đố thì vô cùng khó. Bởi phần lớn thời gian ông dành cho lao động, sản xuất nên ở rẫy nhiều hơn ở nhà. Mà rẫy của ông thì bạt ngàn, biết ở đám nào mà tìm. Vì thế, nếu không nhờ mấy người con ông dẫn đường thì chắc là gặp ông khó hơn cả lên núi bắt cá.

Già làng Điểu Đố cùng người vợ thứ thăm đồng ruộng

Bí quyết sống trường thọ

Theo giấy chứng minh nhân dân thì năm nay già làng Điểu Đố tròn 101 tuổi và tháng 7-2020, ông được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tặng thiếp mừng thọ 100 tuổi. Tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương thì tuổi thật của ông khoảng 95. Nhưng chuyện đó không là vấn đề, quan trọng là ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng dáng hình ông vẫn vạm vỡ, rắn chắc, tinh thần minh mẫn, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười sang sảng. Già làng Điểu Đố có nước da màu đồng hun, chỉ cần có chút mồ hôi là lên nước bóng loáng như những cây cột nhà dài hơn trăm tuổi của ông vậy.

Chia sẻ về bí quyết sống trường thọ, ông nói rằng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và do cơ địa của mỗi người. Trước đây, ông chỉ uống duy nhất 1 loại lá rừng sống trên rẫy nhưng ngày nay do sử dụng thuốc diệt cỏ, phân bón hóa học nhiều nên không còn nữa. Thức ăn chủ yếu từ thiên nhiên như lá nhíp, lá mướp, đọt mây trồng quanh vườn nhà, trên rẫy và các loại cá, tôm, tép bắt được ở khe, suối. Đối với ông, để có được sức khỏe quan trọng nhất vẫn là tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu thương vợ con và đặc biệt hăng say lao động, sản xuất.

Ông kể: Trước đây, khi các con còn nhỏ, cứ mờ sáng tôi lại nhịn đói cuốc bộ 2km lên rẫy làm trước, vợ con nắm cơm đưa lên sau. Hồi đó không có đồng hồ nên cứ làm quần quật một hơi, khi nào cảm thấy mệt thì nghỉ chứ không có chuyện canh thời gian, giờ giấc như bây giờ. Những năm gần đây, các con trưởng thành nên tôi không trực tiếp sản xuất nữa nhưng vẫn lên rẫy đều đặn mỗi ngày, trừ trường hợp đặc biệt.

Chị Thị Hiên, con dâu của ông cho biết: “Ba chồng tôi không thích ở nhà mà cuộc đời gần như gắn với công việc, đồng áng, nương, rẫy. Đi làm từ lúc chưa ai ngủ dậy và về đến nhà khi mặt trời đã đi ngủ. Vì thế, cả gia đình ai cũng quý trọng và lấy đó làm gương”.

Miệt mài lao động, sản xuất nên trong nhà ông lúc nào cũng dành 2 kho chất đầy lúa. Với ông, lúa gạo là lương thực nuôi sống cả gia đình hàng chục năm qua nên không thể để thiếu dù 1 ngày. Trải qua hàng chục năm sinh sống, tài sản của gia đình ông vẫn ổn định và gần như lớn nhất ở sóc Bù Môn với 20 ha cao su, điều, 1,5 ha lúa nước và hơn 20 con trâu, bò. Do lớn tuổi nên ông đã chia đều cho các con và chỉ giữ lại một phần.

Già làng có 3 người vợ (người vợ cả mất cách đây 8 năm) với 17 người con, trong đó 6 con trai, 11 con gái. Hiện tất cả đều lập gia đình và ở riêng; trong đó, người con gái út sinh năm 2000, tức ông “sản xuất” con ở tuổi 80. Dù nhiều vợ, đông con nhưng mọi người trong đại gia đình luôn biết kính trên nhường dưới, sống hòa thuận, hạnh phúc. Chia sẻ về bí quyết “giữ lửa” hạnh phúc gia đình, già làng cho biết: Mọi thứ đều do ta cả. Mình là “nhạc trưởng”, trung tâm của sự đoàn kết nên phải biết lo toan, vun vén mọi thứ, từ cái nhỏ nhất. Đặc biệt, tôi dạy vợ con không được nghe kẻ xấu xúi giục và nói xấu người vắng mặt.

“Truyền thống thì phải giữ”

Ngày nay, cùng với sự thay đổi hình thức sản xuất, phát triển của đời sống xã hội, sự giao thoa văn hóa nên nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống cũng như các cổ vật của người S’tiêng dần mai một. Nhưng đối với già làng Điểu Đố thì các cổ vật vẫn trường tồn với thời gian.

Già làng hiện còn lưu giữ  hơn 100 tố, ché, xà lung giá trị

Trong vô số cổ vật còn lưu giữ thì ấn tượng nhất vẫn là ngôi nhà dài. Đây là ngôi nhà “độc nhất vô nhị” còn sót lại ở Bình Phước và khác hẳn với những ngôi nhà khác. Mặc dù ngoài trời nắng gắt nhưng vào nhà thì cảm thấy rất dễ chịu vì không khí mát mẻ. Ngôi nhà cao khoảng 4,5m, dài 8m, rộng hơn 6m, nền đất, mái, cội làm hoàn toàn từ cây, lá rừng. Ông Điểu Đố cũng không biết ngôi nhà hình thành từ bao giờ, chỉ biết rằng khi ông sinh ra đã có nó rồi. Và đến nay ngôi nhà vẫn lưu giữ hình dáng nguyên vẹn xưa kia và được lấy làm mẫu để dựng nhà truyền thống tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.

Trong căn nhà, ngoài bếp củi và hành lang đi lại thì phần lớn được ghép thành sàn bằng cây lồ ô để làm giường ngủ và đựng các sản vật quý. Quan sát trong ngôi nhà dài có rất nhiều món đồ cổ đặc trưng của người S’tiêng, giá trị tiền tỷ và hình như không có thứ gì mà già làng này không lưu giữ. Nào là tố, ché, xà lung, sừng trâu, gùi, xá, cho đến cây phóng lao, vòi uống rượu cần, bộ cồng chiêng... Điều đáng trân trọng đối với già làng Điểu Đố là dù khó khăn đến đâu cũng không bán đi sản vật quý giá của mình. Nhiều gia đình S’tiêng giàu có khi cưới vợ cho con, nhà gái đòi xà lung, tố quý phải tìm đến ông mua hay các thương lái thấy có đồ vật quý hiếm hỏi mua với giá cao nhưng tất cả đều nhận được cái lắc đầu. Bởi với ông đơn giản chỉ là “truyền thống thì phải giữ”.

Sáng lên rẫy, chiều về nhà nhưng già làng vẫn đi chân trần, khoác lên vai một cây xà gạc, đôi khi là một cây lao hay một cái nỏ. Và trong trang phục truyền thống nhìn già làng như một dũng sĩ của núi rừng. Chỉ cần như vậy đủ để thấy, già Điểu Đố là người yêu và luôn bảo vệ, lưu giữ các giá trị truyền thống của người S’tiêng. Ông là già làng “độc nhất vô nhị” ở Bình Phước.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 754 | lượt tải:145

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 952 | lượt tải:176

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 595 | lượt tải:87

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1662 | lượt tải:217

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1617 | lượt tải:209
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay16,693
  • Tháng hiện tại330,578
  • Tổng lượt truy cập8,333,719
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây