Thứ ba, 23/04/2024, 19:10
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Chuyên đề sinh hoạt tư tưởng tháng 4/2021: Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng-Hạt giống đỏ góp phần cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

Thứ sáu - 19/11/2021 02:10 2.127 0
Bình Phước là vùng đất giàu truyền thống cách mạng - địa bàn chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, là chiến trường giằng co giữa ta và địch, cũng là nơi quân và dân ta làm nên những chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi chung giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bình Phước có rất nhiều địa danh, di tích lịch sử tiêu biểu mà phải kể đến là Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng Sản Đảng.

Như chúng ta đã biết, sau thế chiến thứ nhất, tư bản Pháp dẫn đầu bởi công ty Michelin (Mi-se-lin), bắt đầu ồ ạt thực hiện đầu tư khai thác và phát triển các đồn điền cao su tại Việt Nam. Hàng trăm nghìn người từ khắp miền Bắc, miền Trung đã được tuyển mộ vào
Nam để khai thác các đồn điền cao su.
(Cảnh chuyến xe lửa đầu tiên chở dân nghèo từ Thái Bình, Lạng Sơn, Hải Hưng vào Nam làm phu cao su)
 
(Xưởng cán mũ cao su của hãng Michelin-Pháp)
(Cảnh tuyển dụng phu cao su tại đồn điền thời Pháp thuộc)

Trong quá trình phát triển đầu tư các đồn điền cao su, tư bản Pháp, dưới sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền thuộc địa, đã bóc lột thậm tệ và tàn nhẫn sức lao động của những người công nhân cao su Việt Nam. Thời bấy giờ người ta thường ví đồn điều cao su Phú Riềng như "Địa ngục trần gian", nơi mà "Mỗi cây cao su mọc lên là có một người công nhân Việt Nam ngã xuống". Hay:
“Ai về đất đỏ miền Đông,
Mà nghe lao động đồn điền thở than.
Than rằng: Cực lắm trời ơi!
Dân phu phải sống cuộc đời tối tăm,
Cá hôi, gạo mục quanh năm,
Vẫn chưa đầy bụng, đói nằm rừng cây.
Trời cao, cao mấy tầng mây,
Trời cao có thấy nỗi này cho chăng”…
(Tư bán Pháp bóc lọt sức lao động của thiếu niên)
(Tư bản Pháp dùng sức của dân phu phá rừng dọc 2 bên quốc lộ để lập đồn điền cao su)
Bị đánh đập, cúp phạt tàn nhẫn nhưng mỗi một phản ứng chống lại của công nhân dù lớn hay nhỏ đều bị đàn áp khốc liệt.
(Công nhân cao su bị bắt vì chống lại bọn chủ Tây-Nguồn: tapchicaosu.vn)

Trước tình hình đó, tháng 6/1925, tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời ở Quảng Châu (Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và lãnh đạo. Năm 1928, thực hiện chủ trương “vô sản hoá” của Hội, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được cử đến làm việc ở đồn điền cao su Phú Riềng.
Sau thời gian tuyên truyền, giáo dục cách mạng cho công nhân ở đây, tháng 4/1928, chi bộ Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập gồm 5 hội viên: đồng chí Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Phan Thu Hồng, Tạ và Hoà, do Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư.
Sau khi Đông Dương cộng sản Đảng được thành lập, đồng chí Ngô Gia Tự liên lạc với đồng chí Nguyễn Xuân Cừ để chuyển tổ chức này thành tổ chức cộng sản. Vào đêm 28/10/1929, tại bờ suối khu rừng phía sau Làng 3 (thuộc xã Thuận Lợi ngày xưa và là xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú ngày nay), Chi bộ cao su Phú Riềng được thành lập, gồm 6 đảng viên: Đồng chí Nguyễn Xuân Cừ, Trần Tử Bình, Tạ, Hồng, Hoà và Doanh, do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư.
Đây là chi bộ cộng sản đầu tiên ở Bình Phước, đồng thời là chi bộ cộng sản đầu tiên của miền Đông Nam Bộ.
Cuối tháng 1/1930, Chi bộ Phú Riềng đã phát động và lãnh đạo một cuộc đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế: cấm đánh đập, cấm cúp phạt lương, miễn sưu, trả lương cho công nhân nghỉ sinh, bồi thường cho công nhân bị tai nạn lao động, trả về quê cũ những người hết hạn giao kèo, trả tự do cho những người bị bắt…
Ngày 30/01/1930 (tức mồng Một Tết Nguyên đán), công nhân lợi dụng việc chúc Tết để đưa yêu sách lên chủ sở Xu-ma-nhắc, nhưng không được trả lời. Ngày 03/02/1930 là ngày làm việc sau nghỉ Tết, 5.000 công nhân thực hiện bãi công. Chủ sở cho cai, lính thúc ép, đánh đập, bắt bớ một số người. Ngày 04/02/1930, cuộc biểu tình của công nhân 10 làng buộc lính khố đỏ (thuộc quận Bà Rá) đến can thiệp phải bỏ chạy, chủ sở phải chấp nhận điều đình, ký vào biên bản cam kết thực hiện những yêu sách của công nhân.
Thống đốc Nam kỳ, Chánh mật thám Đông Dương, Công sứ Biên Hoà cùng 500 lính, xe bọc thép, máy bay cấp tốc đến Phú Riềng sẵn sàng đàn áp, nhưng do ta chủ động đấu tranh ôn hoà, biểu tình ngồi, có người đại diện đối đáp với chúng và đưa yêu sách nên chúng phải nhượng bộ, rút về.
 Cuộc đấu tranh mở đầu ngày 30/01 và kết thúc ngày 06/02/1930 của công nhân cao su Phú Riềng được gọi là sự kiện “Phú Riềng Đỏ” đã làm rung chuyển cả hệ thống địa ngục Đông Dương, làm chấn động dư luận báo chí trong nước và nước Pháp. Nó chứng minh năng lực lãnh đạo, uy tín của Chi bộ cộng sản Phú Riềng cũng như Đảng của giai cấp công nhân nói chung. Bài học quý báu nhất của cuộc đấu tranh là biết bắt đầu đúng lúc, giành thắng lợi và bảo toàn được lực lượng cách mạng.
Để ôn lại truyền thống cách mạng, giáo dục tinh thân thần yêu nước cho thế hệ trẻ, Công ty cổ phần cao su Đồng Phú (tiền thân là đồn điền Phú Riềng) đã xây dựng đài tưởng niệm cao 10m, chân tượng dài 3,4m, ngang 1,7m trên đỉnh tượng đài có biểu tượng búa liềm. Một biểu tượng đẹp cho liên minh công nông Viêt Nam. Xung quanh tượng đài là những lô cao su bạt ngàn và dưới đồi là con suối chạy uốn quanh.

 
(Toàn cảnh di tích)
 
Với ý nghĩa lịch sử đó, ngày 12/02/1999, di tích Địa điểm thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng (Phú Riềng Đỏ) được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia.
(Khách tham quan và dâng hương tại di tích)
 
Hiện nay, “Phú Riềng Đỏ” năm xưa giờ đã trở thành mảnh đất lành với bạt ngàn cao su, đóng góp “vàng trắng” xây dựng và kiến tạo quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, công nhân cao su nói riêng, quân và dân Bình Phước nói chung đã lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm thêm trang sử vàng của vùng quê “miền Đông gian lao mà anh dũng”. Phú Riềng Đỏ mãi mãi là mốc son lịch sử trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam.
 
(Nguồn: Tư liệu ảnh)
Hình ảnh đẹp của công nhân cạo mủ
Nguồn: Tư liệu ảnh



Nguồn tin: Mộng Tuyền

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 747 | lượt tải:145

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 940 | lượt tải:175

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 584 | lượt tải:87

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1651 | lượt tải:215

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1609 | lượt tải:207
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay13,703
  • Tháng hiện tại301,310
  • Tổng lượt truy cập8,304,451
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây