Thứ tư, 24/04/2024, 13:46
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Hội nghị báo cáo kết quả khai quật khảo cổ Di tích thành đất hình tròn 3 và kết quả nghiên cứu mới về di tích thành đất hình tròn

Thứ hai - 25/04/2022 02:46 1.756 0
Ngày 22/4/2022, tại hội trường Bảo tàng tỉnh Bình Phước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã tổ chức hội nghị Báo cáo kết quả khai quật khảo cổ Di tích thành đất hình tròn Tân Hưng 3 và kết quả nghiên cứu mới về di tích thành đất hình tròn.
Đến dự hội nghị có Tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung Kiên – Phó Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ; ông Nguyễn Khắc Vĩnh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Tại hội nghị, Thạc sỹ Đặng Ngọc Kính – Chủ trì khai quật khảo cổ Di tích thành đất hình tròn Tân Hưng 3 đã báo cáo cụ thể kết quả khai quật. Di tích thành đất hình tròn Tân Hưng 3 hiện nay thuộc ấp Hưng Lập A, xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. Di tích cách trung tâm huyện Hớn Quản khoảng 15km và cách trung tâm xã Tân Hưng, huyện Hớn Quản khoảng 3km.Năm 2021, trong chương trình phối hợp giữa Bảo tàng tỉnh Bình Phước (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước) và Trung tâm Khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ), di tích Tân Hưng 3 đã được tiến hành thăm dò, khai quật theo giấy phép khai quật số 1810/QĐ-BVHTTDL ngày 08/06/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo, đó, có 8 hố khai quật thăm dò với diện tích tổng cộng 20m2, phân bố trên nhiều vị trí của di tích để kiểm tra tầng văn hóa và tính chất.Kết quả khai quật đã phát hiện số hiện vật tiêu biểu gồm: 24 bàn mài chất liệu từ đá Sa thạch, 19 công cụ bằng đá, 5 hiện vật trang sức bằng đá, Carnelian, 11 hiện vật gốm. Phát hiện 2.549 mảnh vỡ gốm phần lớn là những những mảnh thân, miệng, vai và chân đế. Mật độ di vật ở các khu vực khác nhau trong di tích.Từ kết quả khai quật tại 08 hố của di tích Thành đất Tân Hưng 3 có thể ghi nhận những đặc điểm sau:

Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 là một di tích đất đắp dạng tròn thời tiền sử, đồng dạng với gần 70 Thành đất hình tròn được phát hiện ở Bình Phước. Di tích phân bố trên ngọn đồi nhỏ và ngắn nằm theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, đầu phía Tây - Nam tiếp giáp với một ngọn đồi lớn có địa hình cao hơn. Xa về phía Bắc và Nam là các đỉnh đồi thấp nối nhau thành một bình nguyên khá rộng, phía Đông là sườn dốc, hướng xuống thung lũng sâu, nơi có nguồn nước tự nhiên. Di tích phân bố ở sườn đồi phía Đông - Nam và nghiêng theo địa hình sườn đồi Tây Bắc - Đông Nam, sườn đồi với độ dốc tương đối lớn về phía thung lũng ở độ sâu khoảng 80m so với mực nước biển. Sườn đồi phía Bắc thoải hơn, bên dưới tiếp giáp với thung lũng hẹp ở độ cao +70m so với mực nước biển. Di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 có hai vòng thành đất ngăn cách bởi một con hào, ở giữa là khu đất trống hình lòng chảo với một lối ra vào. Di tích có quy mô nhỏ, đường kính khoảng 160m, với cấu trúc bờ đất đắp cao hơn 1m và hào bao quanh. Tám hố thám sát mở tại nhiều vị trí đã cho thấy, vòng đất bên trong phạm vi giới hạn của hào trũng chính là khu vực cư trú của cư dân cổ. Vết tích cư trú tập trung nhiều ở khu vực phía Đông Bắc di tích (hố TS1 và hố TS3) với tầng văn hóa dày khoảng 0,7m đến 0,9m, với các di vật gốm và công cụ đá. Trong khi đó, khu vực phía Nam của di tích (hố TS2, TS6 và TS7) có mật độ cư trú thưa thớt hơn.

Những công cụ đá, bàn mài, vòng trang sức và mảnh gốm cho thấy vết tích phong phú của các sinh hoạt hằng ngày của cư dân thời tiền sử. Sinh hoạt diễn ra trong không gian hẹp, kín, bên trong vòng hào đã tạo nên lớp tích tụ văn hóa dọc theo vòng tròn và làm cho địa hình khu vực có cư trú hơi nổi cao so với xung quanh.Đặc biệt, đáng chú ý là các cụm gốm tại hố TS1. Nếu cụm gốm CG01 có thể chỉ là một cụm rác bếp, với các mảnh gốm lớn và mảnh đất nung bên trong, thì cụm gốm CG02 nằm lẻ loi, sát bề mặt sinh thổ và có hai đồ gốm có thể phục nguyên cùng với một công cụ đá mài khá hoàn chỉnh rất giống hiện tượng mộ táng. Trong khi đó, các hố trên vòng đất đắp bên ngoài (TS4) hoàn toàn không có vết tích cư trú. Các hố khu vực gần lối ra vào (TS5) và khu vực trung tâm (TS8) dấu vết cư trú khá thưa thớt. Thành đất này thuộc loại nhỏ, vòng đất đắp không cao lắm, hào không sâu và lối ra vào không rõ ràng. Quy mô di tích không lớn lắm so với các di tích cùng loại, chỉ khoảng 18.000m2, trong đó khu vực cư trú diện tích chỉ khoảng gần 7.000m2, với tầng văn hóa từ 0,7m đến 0,9m cho thấy thời gian cư trú không quá dài. Tổ hợp di vật của Tân Hưng 3 giống với các di tích đồng dạng trên địa bàn Bình Phước và các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử. Qua so sánh, tổ hợp di vật được phát hiện tại di tích thành đất hình tròn Tân Hưng 3, tổ hợp di vật giống với di vật được phát hiện tại các di tích Thành đất hình tròn trên địa bàn Bình Phước và các di tích thuộc văn hóa Đồng Nai thời tiền sử, có thể vào khoảng 3.500 năm cách ngày nay.

Di vật thu được từ Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 góp phần đưa đến những hiểu biết mới về các vấn đề văn hóa, lịch sử, chức năng loại hình di tích thành đất hình tròn, về cuộc sống của chủ nhân kiến tạo nên chúng, về chức năng cư trú và phòng thủ. Ngoài những di vật là công cụ bằng đá, trong tầng văn hóa còn phát hiện nhiều mảnh gốm, bàn mài, trang sức. Số lượng mảnh gốm tập trung nhiều ở TS3 và hố TS1, các hố còn lại có số lượng trung bình và ít. Hố TS4 và TS8 không có gốm. Điều này phù hợp với các nhận định trên hiện trường, việc cư trú tập trung chủ yếu ở khu vực hố thám sát TS1 và TS3. Hố TS2, TS5, TS6 và TS7 mặc dù mở ở khu vực vòng đất bên trong nhưng có mật độ cư trú khá thưa. Hố TS4 mở ở vòng đất đắp bên ngoài và hố TS8 mở ở gần khu trung tâm hoàn toàn không có dấu vết cư trú. Như vậy, vị trí sinh hoạt của cư dân thời đó đều ở phía bên trong hào. Rõ ràng, hào đã có vai trò quan trọng trong hệ thống công trình phòng ngự thuộc khu cư trú thành đất hình tròn. Vùng trung tâm là nơi diễn ra các hoạt động có tính chất chung của cộng đồng và cũng có thể là nơi để giữ gia súc như trâu, bò, heo, gà… Cư dân sinh sống trong thành đất hình tròn có thể sống nhờ vào nương, rẫy ở sườn đồi vào mùa mưa, và dưới thung lũng vào mùa khô. Bên cạnh đó, săn bắn, hái lượm vẫn còn đóng một vai trò quan trọng. Ngoài canh tác nông nghiệp, họ còn làm các nghề thủ công khác như chế tác công cụ bằng đá, làm gốm. Sự xuất hiện của các bàn mài và những mảnh tước đá trong di tích cho thấy cư dân cổ có thể có các hoạt động tái chế công cụ tại chỗ.

Tại hội nghị, Tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung Kiên – Phó Viện trưởng Viện khoa học xã hội vùng Nam Bộ đã báo cáo một số kết quả nghiên cứu mới về di tích thành đất hình tròn. Qua đó, làm rõ thêm các vấn đề về cấu trúc, mật độ phân bố, chức năng, tầng văn hóa, mối quan hệ giữa quy mô di tích và độ cao địa hình, các đặc điểm chung của các di tích thành đất hình tròn trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Khắc Vĩnh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchnhấn mạnh những kết quả nghiên cứu bước đầu về di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 đã góp phần làm rõ thêm các vấn đề về di tích Thành đất hình tròn trên địa bàn tỉnh. Bảo tàng tỉnh trong thới gian tới sớm hoàn thiện hồ sơ đề nghị xếp hạng di tích Thành đất hình tròn Tân Hưng 3 để sớm có cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị di tích khảo cổ này.


Một số hình ảnh tại hội nghị
               
Các đại biểu xem hiện vật tại di tích

Toàn cảnh hội nghị
                      
Tiến sỹ Nguyễn Khánh Trung Kiên báo cáo một số nghiên cứu mới về Thành đất hình tròn


Bảo tàng tỉnh tặng biểu trưng Đàn đá Lộc Hòa cho các đại biểu

Nguồn tin: Bích Quý

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 752 | lượt tải:145

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 948 | lượt tải:176

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 589 | lượt tải:87

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1657 | lượt tải:216

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1611 | lượt tải:208
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập68
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm66
  • Hôm nay17,486
  • Tháng hiện tại314,415
  • Tổng lượt truy cập8,317,556
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây