Thứ bảy, 27/04/2024, 04:40
CHUYÊN NGHIỆP - KỶ CƯƠNG - NĂNG ĐỘNG - SÁNG TẠO - HIỆU QUẢ

Những chiêu trò nhàm chán

Thứ hai - 29/01/2024 19:55 413 0
Chuẩn bị đón tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, như thường lệ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến địa phương lại tập trung cho hoạt động chúc tết, tặng quà người có công, gia đình chính sách, người nghèo, công nhân lao động hay các bệnh nhân đang điều trị tại các bệnh viện. Đặc biệt là những chuyến tàu mang theo tình yêu từ đất liền tới Trường Sa. Đó chính là nét đẹp văn hóa, truyền thống tri ân, “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.

Theo đó, ngày 19-1, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến trao nhà đại đoàn kết và tặng quà người có công, gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân lao động tại huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long; chúc tết các linh mục, tu sĩ, cộng đồng giáo dân Giáo phận Vĩnh Long. Ngày 22-1, Đoàn công tác do Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc tết công nhân lao động, các doanh nghiệp, hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 26-1, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã chúc tết, tặng quà các gia đình chính sách, người có công, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, hộ nghèo, công nhân, lao động hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến thăm, chúc tết cán bộ, chiến sĩ Tổng cục II, Bộ Quốc phòng... Tại tỉnh Bình Phước, đoàn công tác do Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Đỗ Văn Chiến dẫn đầu đã tặng 200 phần quà cho người nghèo tại các xã: Phước An, Tân Quan, Tân Lợi (huyện Hớn Quản) và trao 200 phần quà cho công nhân hoàn cảnh khó khăn tại Công ty TNHH Beesco Vina (Khu công nghiệp Chơn Thành)… Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh đã thành lập các đoàn công tác cùng lãnh đạo các sở, ngành, hội, đoàn thể đi chúc tết, tặng quà cán bộ, chiến sĩ, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhân dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn. Và đó chính là sự khác biệt, cũng là nét ưu việt của chế độ ta.

Trong quan niệm của người Việt, tết Nguyên đán không chỉ là kỳ nghỉ lễ đặc biệt quan trọng để tiễn năm cũ, đón chào năm mới. Tết còn là dịp để thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, được đoàn viên, sum vầy bên gia đình; cũng là dịp để người dân tham gia và thụ hưởng những hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Và năm nào cũng thế, tết cũng là thời điểm những phần tử cơ hội, thế lực thù địch tăng cường hoạt động chống phá, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa tốt đẹp của ngày tết cổ truyền ở nước ta. 

Hầu hết các trang tin chống cộng hoặc thiếu thiện chí với Việt Nam như Việt Tân, Đài Á châu tự do, BBC, VOA, Nhật ký yêu nước, Dân luận, Dân làm báo… lại tung lên các bài viết, hình ảnh, clip xuyên tạc, phủ nhận giá trị tốt đẹp của tết cổ truyền. Với cách nhìn phiến diện, những kẻ chống phá cho rằng, tết Nguyên đán chính là “thủ phạm” gây nên sự đình trệ kinh tế, gây lãng phí thời gian, tiền của. Rồi từ một vài bài viết, ý kiến của cá nhân trên báo chí, mạng xã hội đề xuất “gộp” tết Nguyên đán vào tết Dương lịch, thậm chí bỏ hẳn tết Nguyên đán, những kẻ cơ hội cho rằng việc duy trì tết Nguyên đán thể hiện tư duy cổ hủ, lạc hậu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta. Chúng còn trắng trợn xuyên tạc những nỗ lực an sinh xã hội, nhất là vào dịp tết của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân, người lao động.

Với chủ ý xuyên tạc tết Nguyên đán của Việt Nam, chửi xéo chế độ, trang Đất Việt - một kênh truyền thông thiếu thiện chí với Việt Nam có bài “Ngậm ngùi nhớ tết nghèo sau giải phóng” của tác giả Phạm Phú Khải. Phần lớn dung lượng bài viết là những hồi ức buồn tủi: “… ba tôi cắt hết những khoản chi mà ông cho là không cần thiết, nhất là để không tạo sự chú ý, rình rập của chế độ”. Đọc bài viết mới thấy sự mâu thuẫn của tác giả khi cố tình bôi bác tết Nguyên đán sau giải phóng. “Tôi thật sự không biết gia đình tôi đón giao thừa và ăn tết ra sao trước năm 1975. Tuổi thơ tôi lớn lên dưới chế độ “xã hội chủ nghĩa” chỉ toàn thấy cái nghèo và đói, nhất là vào những năm 1975 đến 1986”. Như vậy nghĩa là tác giả thuộc thế hệ sau 1975, sau này theo gia đình định cư ở nước ngoài. Độ tuổi ấy thì tác giả chỉ có thể nghe kể lại chứ đâu thể tự cảm nhận về “Tết nghèo sau giải phóng” cùng những yếu tố chính trị như những nội dung trong bài!?

Không thể phủ nhận vào giai đoạn lịch sử ấy, đất nước ta vừa trải qua chiến tranh khốc liệt, lại bị Mỹ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận thì sự thiếu thốn, đói khổ là tình trạng chung của cả nước, cũng như khu vực Đông Nam Á. Cho dù gần 30 năm tác giả chưa về thăm Việt Nam như đã viết trong bài. Cho dù tác giả hiện sống tại đất nước phát triển của phương Tây, nhưng với xu thế toàn cầu hóa và trong thời đại 4.0, hẳn không thể không biết làn sóng người Việt ở hải ngoại hồi hương mỗi dịp tết đến, xuân về ra sao. Cũng không thể không biết người Việt đã mang tết Nguyên đán của dân tộc đi muôn phương; không thể không biết rất nhiều du khách trên thế giới, trong đó có những du khách phương Tây đã “canh me” để có mặt tại Việt Nam đúng dịp tết để được trải nghiệm tết Nguyên đán cổ truyền của người Việt! 

Về luận điệu cho rằng việc duy trì tết Nguyên đán thể hiện tư duy cổ hủ, lạc hậu của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, rằng tết Nguyên đán là “thủ phạm” gây nên sự đình trệ kinh tế, gây lãng phí thời gian, tiền của, hãy nhìn lại quá trình phát triển của đất nước trong mấy chục năm qua, nhất là từ khi Đảng, Nhà nước ta thực hiện đổi mới với những thành tựu về phát triển kinh tế, chính trị, an sinh xã hội - cho dù chúng ta vẫn duy trì tết Nguyên đán! Năm 2023, dù đất nước vẫn gặp nhiều khó khăn do “hậu quả kép” của đại dịch Covid-19, kinh tế của Việt Nam vẫn thuộc top các nước có tốc độ phát triển cao. Trong bối cảnh đó, Bình Phước cũng đạt thành quả đáng khích lệ về kinh tế - xã hội. Từ đó có điều kiện để chăm lo tốt hơn cho cuộc sống người dân, nhất là nhóm người yếu thế, người nghèo. Đặc biệt, trong dịp tết Nguyên đán, không chỉ ngân sách nhà nước mà nhiều nguồn lực trong xã hội đã được huy động để tất cả đối tượng chính sách, người hoàn cảnh khó khăn đều được vui xuân, đón tết sum vầy, hạnh phúc. Bởi thế, những luận điệu xuyên tạc chính sách an sinh xã hội, bài xích tết Nguyên đán của Việt Nam vẫn chỉ là chiêu trò nhàm chán của những kẻ cơ hội chính trị, lấy việc quấy phá làm phương kế sinh nhai mà thôi.

Đặc biệt, ngày 22-12-2023, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết công nhận tết Nguyên đán là ngày nghỉ lễ hằng năm của cơ quan này. Việc đại hội đồng thông qua nghị quyết trước thềm năm mới Giáp Thìn 2024 có ý nghĩa quan trọng với các nước kỷ niệm tết Nguyên đán và là tin vui cho gần 2 tỷ người dân trên toàn thế giới coi năm mới âm lịch là dịp lễ quan trọng nhất trong năm. Với nghị quyết này, không có lý gì để nói xấu, kích động và cũng là cái tát vào mặt đối với các thế lực thù địch.

Nguồn tin: Báo Bình Phước:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết thông tin

Các đơn vị sự nghiệp

 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 764 | lượt tải:146

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 961 | lượt tải:177

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 602 | lượt tải:88

TL52

Thể lễ cuộc thi viết thư Quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023)

Thời gian đăng: 28/02/2023

lượt xem: 1671 | lượt tải:221

355/ĐL-SVHTTDL

Điều lệ Giải Việt dã truyền thống tỉnh Bình Phước năm 2023

Thời gian đăng: 23/03/2023

lượt xem: 1626 | lượt tải:211
Thông tin dịch vụ công
Công tác tuyên truyền
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU
banner 300x150 PA2
Thống kê
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm30
  • Hôm nay13,727
  • Tháng hiện tại372,130
  • Tổng lượt truy cập8,375,271
ĐÁNH GIÁ ĐỘ HÀI LÒNG

Mức độ hài lòng của bạn thế nào?

global html

SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chịu trách nhiệm: Phó Giám đốc phụ trách Trần Thế Anh
Địa chỉ: Số 778, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
Phone/fax: 0271.3883160 - Email của Sở: svhttdl@binhphuoc.gov.vn
Email BBT: Banbientapsovhttdlbinhphuoc@gmail.com

web basic 2x
ipv6 ready
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây