hoc tap bac

Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Thứ ba - 12/10/2021 22:04
Chiều ngày 12/10 tại phòng họp trực tuyến VNPT Bình Phước đã diễn ra Hội nghị tổng kết Chương trình phối hợp giữa Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giai đoạn 2016-2021. Tham dự Hội nghị có Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trần Văn Chung, Chủ tịch Liên đoàn tỉnh Nguyễn Thị Hương Giang, đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ cùng toàn thể lãnh đạo của Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch và Liên đoàn lao động tỉnh.
Toàn cảnh hội nghị

Ngay sau khi Chương trình phối hợp được ký kết, hai bên đã có văn bản chỉ đạo 100% LĐLĐ tỉnh, thành phố ký Chương trình phối hợp hoạt động với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hướng dẫn các cấp công đoàn, ngành văn hóa ở các địa phương trên cơ sở chương trình phối hợp giữa hai ngành ở Trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác hàng năm về hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong công chức, viên chức, công nhân lao động. Sau 5 năm thực hiện, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng Liên đoàn) và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá về kết quả thực hiện Chương trình phối hợp như sau:

Hai bên phối hợp cùng xây dựng kế hoạch tuyên xây dựng đời sống văn hóa CC,VC,CNLĐ theo từng chủ đề, hình thức chuyển tải khác nhau: “Ứng xử văn hóa – Chìa khóa vạn năng”; “Sống thử - Hậu quả thật”, “Sách - Vitamin tâm hồn”, “Tiêu chí tác phong lao động công nghiệp”, “Mạng xã hội - Thế giới ảo-Cảm xúc thật”, “Khỏe để góp phần nâng cao năng suất lao động”; biên soạn và phát hành trên 3 triệu tài liệu nội dung về xây dựng nếp sống văn hóa, tổ chức 3.676 cuộc nói chuyện chuyên đề “Xây dựng đời sống văn hóa” tới hàng triệu lượt CC,VC,CNLĐ trong cả nước lồng ghép với việc triển khai phong trào thi đua “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” do Thủ tướng Chính phủ phát động. Tổ chức 43 cuộc tập huấn cho 3.550 cán bộ công đoàn (CBCĐ) từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, trong đó 10 cuộc tập huấn về kỹ năng tổ chức các hoạt động văn hóa cho 1.170 CBCĐ; 10 cuộc tập huấn về kiến thức pháp luật cho 1.160 CBCĐ; 3 cuộc tập huấn kiến thức về giới cho 220 CBCĐ; 20 cuộc tập huấn về đời sống văn hóa cho trên 2.000 CBCĐ, các cấp công đoàn đã tổ chức tập huấn cho 45.165 CBCĐ cơ sở. ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, chiếu phim lưu động và biểu diễn văn nghệ cho công nhân, viên chức, lao động, tổ chức sân chơi văn hóa với nhiều tên gọi khác nhau, thu hút được đông đảo người lao động theo dõi, tham gia như: Giờ thứ 9, Sau giờ thứ 8, Sau giờ tan ca, Điều ước đoàn viên, Điểm hẹn công nhân... Phong trào văn hoá văn nghệ trong CC, VC, CNLĐ những năm qua được lồng ghép hiệu quả với công tác tuyên truyền, vận động và các hoạt động chăm lo, bảo vệ người lao động của tổ chức công đoàn. Với phương châm “Mỗi Công đoàn cơ sở, một lợi ích đoàn viên”, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động như:Tháng Công nhân, “Tết sum vầy”, “Ngày hội sản phẩm chất lượng cao”, “Lễ hội tôn vinh lao động sáng tạo CNVCLĐ”, “Ngày hội công nhân lao động”, “Ngày hội công nhân - Phiên chợ nghĩa tình”… Trong việc thương lượng xây dựng thỏa ước lao động tập thể, Tổng Liên đoàn hướng dẫn các cấp công đoàn đưa nội dung tập thể dục giữa giờ vào thương lượng, có nhiều nơi, các bên đã chính thức đưa nội dung này vào thỏa ước, giúp người lao động có cơ hội nâng cao sức khỏe. Thông qua các hoạt động, người lao động có cơ hội được nâng cao kiến thức pháp luật, ứng xử văn hóa, hình thành nếp sống văn minh, hiện đại, tác phong lao động công nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật.

Trong lĩnh vực thể thao, hai bên tập trung tuyên truyền về lợi ích của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) góp phần nâng cao thể chất, rèn luyện sức khoẻ phục vụ nhiệm vụ sản xuất, khuyến khích CNVCLĐ tự giác chọn một hình thức tập luyện phù hợp; phối hợp tổ chức các giải đấu thể thao, Ngày hội văn hóa-thể thao. Công đoàn phối hợp với chính quyền, chủ doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tập luyện như: cải tạo sân bãi, nhà tập, phòng tập, mua sắm dụng cụ cho CNVCLĐ tập luyện sau giờ làm việc, tăng cư­ờng giao lưu TDTT. Nhiều hội thao, giải thể thao với nhiều bộ môn thi đấu như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, kéo co, tenis, điền kinh, bơi lội, đua xe đạp tay cầm ngang.... với hàng vạn vận động viên tham gia, góp phần nâng cao sức khỏe người lao động với phương châm “Khỏe để nâng cao năng suất lao động”.

Năm 2020, lần đầu tiên Tổng Liên đoàn tổ chức cuộc thi “ Sáng tạo video clip bài tập thể dục giữa giờ” trong CC, VC, CNLĐ với 2.454 tác phẩm dự thi, thu hút được 8.281.369 lượt người theo dõi, tham gia xem và bình chọn cho tác phẩm yêu thích. Cuộc thi là cơ hội để CC, VC, CNLĐ cùng nhau luyện tập, nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật, mang lại niềm vui cho NLĐ, làm phong phú thêm các hoạt động cộng đồng. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, các cấp công đoàn đã tìm tòi nhiều cách làm mới để nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, trong đó có các cuộc thi trực tuyến như: “Tiếng hát công nhân”; tìm hiểu Bộ luật Lao động 2019; tìm hiểu Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; video clip bài tâp thể dục giữa giờ; thi ảnh Khoảnh khắc đẹp của đoàn viên và cán bộ công đoàn, các game show điểm hẹn văn hóa…Để động viên toàn thể nhân dân, nhất là lực lượng tuyến đầu trong phòng, chống dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn đã phối hợp với Hội nhạc sỹ Việt Nam tổ chức cuộc thi sáng tác bài hát “Giai điệu nơi tuyến đầu” và cuộc thi video clip “Thời khắc khó quên”. Đến nay, Ban Tổ chức đã nhận được gần 1.500 cá khúc và gần 3.400 video clip dự thi.

Bên cạnh đó, hệ thống thiết chế công đoàn cũng được phát huy hết sức hiệu quả, tính đến hết năm 2020, cả nước có 66 thiết chế văn hoá cấp tỉnh (Trung tâm văn hoá, Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, Trung tâm Thông tin Triển lãm...);  700 quận, huyện có Trung, tâm Văn hoá - Thể thao hoặc Nhà Văn hoá, đạt tỷ lệ khoảng 96,5%; 7.945 xã, phường, thị trấn có Trung tâm Văn hoá - Thể thao, đạt tỷ lệ 74,5 %; 78.273 làng, thôn, bản, ấp… có Nhà Văn hoá.
Nhìn chung chương trình phối hợp đã đạt được những nội dung như: Hai bên đã phối hợp thống nhất từ trung ương đến địa phương trong công tác xây dựng kế hoạch hoạt động, triển khai thực hiện, đã quan tâm công tác kiểm tra, giám sát, tổng kết khen thưởng các lĩnh vực về xây dựng đời sống văn hóa trong CC,VC,CNLĐ; Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao phục vụ CC,VC,CNLĐ từng bước được chính quyền địa phương, doanh nghiệp quan tâm, đầu tư quy hoạch, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao từng bước được nâng lên cả về số lượng và chất lượng phần nào đáp ứng được nhu cầu về đời sống văn hóa tinh thần của một bộ phận CC,VC,CNLĐ; Nếp sống văn hóa, tác phong công nghiệp, ứng xử thân thiện, môi trường làm việc văn minh, lịch sự trong CC, VC, CNLĐ dần được cải thiện. Nhiều thói quen tích cực, hành vi văn hóa được hình thành; Công tác đào tạo cán bộ công đoàn cơ sở về công tác xây dựng đời sống văn hóa được chú trọng. Các tài liệu tuyên truyền về lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa trong CC, VC, CNLĐ bước đầu được hình thành.


Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì chương trình phối hợp cũng gặp một số khó khăn như: Thiết chế văn hóa để tổ chức các hoạt động văn hóa của CC,VC,CNLĐ còn thiếu và yếu. Chưa có cơ chế chính sách ưu đãi cho CC,VC,CNLĐ khi tham gia sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; Công tác đầu tư đất đai, nguồn lực cho việc xây dựng các thiết chế văn hóa phục vụ công nhân lao động của nhiều địa phương còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng và tạo điều kiện về thời gian, nguồn lực để công nhân lao động thụ hưởng các giá trị văn hóa; Lực lượng cán bộ văn hóa và công đoàn còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng tổ chức hoạt động văn hóa công nhân; hình thức tổ chức hoạt động xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu công nghiệp chưa đổi mới, hấp dẫn đoàn viên người lao động; Danh hiệu “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”, chưa được quy định trong Luật Thi đua khen thưởng nên các cấp khó triển khai và khó vận động, thuyết phục doanh nghiệp đăng ký tham gia thực hiện. Số lượng các doanh nghiệp quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động chưa nhiều.

Nguồn tin: Trần Luân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:43

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 270 | lượt tải:62

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 627 | lượt tải:109

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:42

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:45
Thông kê
  • Đang truy cập38
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm20
  • Hôm nay6,126
  • Tháng hiện tại46,208
  • Tổng lượt truy cập11,146,553
Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây