hoc tap bac

Bình Phước sẵn sàng cho Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ lần thứ VIII, năm 2022 tại Sóc Trăng

Thứ ba - 08/11/2022 03:06
Gần một tháng trở lại đây, tại Chùa Sóc Lớn (xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh), náo nhiệt hơn bao giờ hết. Những tiếng nhạc, điệu múa lâm thôn lúc nào cũng chộn rộn cả một góc chùa. Lễ hội Phá Bàu được tái hiện một cách rất đặc biệt. Tại khuôn viên chùa, những nghệ nhân, cô gái, chàng trai Khmer trên khuôn mặt luôn hiện lên nét rạng rỡ… Tất cả được diễn ra để chuẩn bị thật tốt cho Ngày hội lớn của đồng bào Khmer tỉnh Bình Phước nói riêng và của Nam bộ nói chung – Ngày hội Văn háo, Thể thao và Du lịch đồng bào Khmer Nam bộ năm 2022 tại tỉnh Sóc Trăng
Em Lâm Thị Sa Rim (18 tuổi, ở ấp Sóc Lớn), vừa hoàn thành xong buổi tập về trình diễn thời trang, lần này em được giao nhiệm vụ trình diễn trang phục váy cưới truyền thống của đồng bào Khmer, trên nét mặt vẫn còn thể hiện rõ sự hân hoan, em chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em được mặc chiếc áo cưới truyền thống của đồng bào mình, nó thật sự quá tuyệt vời. Từ đường kim, mũi chỉ cho đến việc kết hợp với màu sắc rực rỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được điểm bằng những hạt cườm, kim sa lấp lánh. Em còn được biết những cô gái Khmer khi trở thành tân nương luôn yêu thích và tự hào khi khoác lên mình bộ đồ cưới truyền thống, bởi mỗi bộ trang phục gắn với một nghi thức quan trọng, là nét đẹp văn hóa được đồng bào Khmer gìn giữ từ xưa đến nay.Đây còn chỉ là vẻ đẹp của riêng chiếc váy cưới mà còn là sự tự hào của người Khmer chúng em”.
ANH 04

Tập luyện tích cực Lễ hội Phá Bàu tại chùa Sóc Lớn của các già làng, nghệ
nhân

Cũng như em Sa Rim, già làng Lâm Hớ không giấu được cảm xúc,  già là người thực hiện điều hành tái hiện lại Lễ hội Phá Bàu của người Khmer – Lễ hội được công bố là sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Khmer. Già làng LÂm Hớ cho biết, đây không phải lần đầu tiên già làng điều hành nghi lễ này, nhưng lần này rất khác biệt, cảm xúc rất khó tả, bởi già làng sẽ cùng đồng bào của mình, mang những nét văn hóa đặc trưng của người Khmer Bình Phước đến với các tỉnh bạn, được giao lưu học hỏi, được gắn kết và hòa vào cùng không khí của ngày hội lớn.
Không chỉ tại chùa Sóc Lớn, mà không khí rộn ràng cũng lan tỏa trong trường Dân tộc nội trú huyện Lộc Ninh với dàn nhạc ngũ âm. Vào những lúc ra chơi, hoặc buổi tối, các em học sinh tập luyện những nốt nhạc trên dàn nhạc ngũ âm – dàn nhạc của người Khmer. Các em tập say mê, đắm chìm trong những nốt nhạc. Những bài nhạc của các em được nghệ nhân Thạch Anh Xuân quê ở Sóc Trăng về trường để hướng dẫn và cùng các em tập luyện, để có kết quả tốt nhất trong lần tham gia ngày hội lần này, bởi đây là dịp để các em có thể mang những gì hay nhất, tinh túy nhất của người Khmer đến với tỉnh bạn.
Thông thường, các em học sinh Trường Dân tộc nội trú huyện Lộc Ninh sau những giờ học căng thẳng, dưới sự hướng dẫn, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, các em đã cùng nhau luyện tập những tác phẩm mang đậm nét của Bình Phước trên dàn nhạc ngũ âm. Khi những chiếc dùi của các em ríu ran gõ trên những phím đàn. Tiếng tre trúc hòa trong tiếng đá thanh mảnh, lẫn tiếng tơ ngân lên của bộ chiêng đồng, tấu lên giai điệu hết sức nồng hậu.Đó chính là lời hẹn hò một ngày mời quý vị và các bạn đến với Bình Phước - đi trong làn gió âm thanh mát rượi tâm hồn.
Ngày hội lớn năm 2022 có chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa đồng bào Khmer Nam Bộ bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển” với sự tham gia của 12 tỉnh, thành phố gồm Sóc Trăng, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Tây Ninh, Bình Phước, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay Bình Phước tham gia với chủ đề “Ngày hội quê hương”, với 94 đại biểu tham dự . Ngày hội là sự kiện văn hóa quy mô lớn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bên liên quan tổ chức nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
ANH 03

Các em học sinh trường DTNT Lộc Ninh tích cực tập luyện nhạc cụ ngũ âm

Trong khuôn khổ ngày hội, đoàn Bình Phước sẽ tham gia 3 nội dung, gồm:   biểu diễn nghệ thuật do đoàn nghệ nhân Khmer tỉnh thực hiện; trình diễn trang phục truyền thống và một trích đoạn lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer với chủ đề chính là lễ hội phá bàu.
Với nội dung “Ẩm thực truyền thống đồng bào Khmer”, Bình Phước sẽ giới thiệu tại ngày hội một thực đơn hấp dẫn gồm: Cơm nồi đồng, cá lóc đồng nướng trui, thịt heo sóc nướng xiên cây, đọt mây nướng kèm rau rừng chấm mắm thính. Món súp - “linh hồn” ẩm thực của đồng bào Khmer Bình Phước sẽ là món canh thụt - món ăn kết hợp cách nấu của nhiều dân tộc tại Bình Phước như S’tiêng, M’nông… thể hiện rõ sự hòa nhập, giao thoa văn hóa với cộng đồng các dân tộc anh em.
Ngày hội VH,TT&DL đồng bào Khmer Nam Bộ lần thứ VIII sẽ diễn ra từ ngày 6 đến 8-11-2022 (một số hoạt động thể thao bắt đầu từ ngày 4-11).
                                                                                                  

Nguồn tin: Trang Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:43

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 270 | lượt tải:62

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 627 | lượt tải:109

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:42

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 110 | lượt tải:45
Thông kê
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm49
  • Khách viếng thăm11
  • Hôm nay7,426
  • Tháng hiện tại50,667
  • Tổng lượt truy cập11,151,012
Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây