hoc tap bac

Người giữ hồn thổ cẩm

Thứ tư - 17/07/2024 23:34
Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, người S’tiêng nói riêng. Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ S’tiêng ở Bình Phước không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc mình. Tuy nhiên, bằng tình yêu văn hóa dân tộc, nhiều năm qua, bà Thị Chanh ở ấp 4, xã An Khương, huyện Hớn Quản luôn tìm cách để nghề dệt thổ cẩm được bảo tồn và phát huy.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống nghề dệt, năm 8 tuổi, bà Thị Chanh được mẹ truyền dạy những kỹ thuật dệt vải, cách dệt các kiểu hoa văn, họa tiết. Sản phẩm đầu tiên là những chiếc khăn mặt, khăn tay, rồi đến khăn choàng, váy áo, cứ thế bà yêu thích và đam mê nghề dệt từ lúc nào không biết.

Đam mê nghề dệt, tự hào bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc mình nên sau những giờ lao động trên nương rẫy, bà Thị Chanh luôn tranh thủ thời gian ngồi vào khung cửi. Chỉ một khung dệt với những cuộn len, sợi chỉ, dưới bàn tay khéo léo, điêu luyện, bà đã dệt nên rất nhiều tấm thổ cẩm tinh xảo.

Bà Thị Chanh (bìa trái) ngày ngày vẫn đam mê với nghề dệt

Để tạo nên thương hiệu của thổ cẩm chính là những hoa văn, họa tiết bằng kỹ thuật thêu. Hoa văn trên thổ cẩm rất đa dạng, chủ yếu là hình học như hình vuông, chữ nhật, hình thoi và những họa tiết hình hoa cỏ, lá cây, muông thú. Mỗi hoa văn mang một ý nghĩa riêng, phản ánh tập tục sinh hoạt, đời sống của đồng bào. Những họa tiết trên mỗi sản phẩm thể hiện sự tài hoa, óc thẩm mỹ, sáng tạo từ những đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ S’tiêng.

Len, sợi nguyên liệu để dệt thổ cẩm

Bà Thị Chanh chia sẻ: “Tôi gắn bó với nghề này đã mấy chục năm, truyền dạy cho nhiều người, giờ chỉ mong con cháu giữ lấy nghề của ông cha. Để dệt được một cái áo, cái váy hoặc khăn tốn rất nhiều công sức nhưng thị trường khó tiêu thụ. Tôi hy vọng có nhiều người biết và sử dụng sản phẩm của dân tộc mình để không chỉ tôi mà con cháu có động lực theo đuổi nghề”.

Khách hàng thích thú khi thử những sản phảm thổ cẩm của bà Thị Chanh

Ý thức bảo tồn và lưu giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình, bà Thị Chanh đã thành lập Cơ sở dệt thổ cẩm An Khương và vận động phụ nữ trong ấp trở lại nghề dệt thổ cẩm. Qua đó, không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho chị em mà còn góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Bà Thị Dúc ở ấp 4 cho biết: “Nhờ bà Chanh chỉ dạy nên tôi theo nghề dệt được 10 năm rồi. Bà Chanh khuyên chúng tôi đừng bỏ nghề, làm nghề này cực nhưng có thêm tiền trang trải chi phí sinh hoạt gia đình và để lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc, truyền nghề cho con cháu”.

Bà Thị Dúc (bìa phải) se chỉ cho bà Thị Chanh dệt vải

Ngoài dệt thổ cẩm, bà Thị Chanh còn chế tác và sưu tầm nhiều loại dụng cụ sinh hoạt truyền thống của người S’tiêng như: bầu đựng nước, nơm bắt cá, gùi, néo đập lúa, cối giã gạo,... Hiện trong nhà bà, các vật dụng sinh hoạt truyền thống của người S’tiêng hầu như không thiếu món nào.

Cơ sở dệt thổ cẩm An Khương của bà Thị Chanh là nơi tập trung những người biết dệt thổ cẩm ở địa phương, đây cũng là cơ sở để bà truyền nghề cho con cháu. Tuy nhiên, việc dệt thủ công tốn rất nhiều thời gian, có khi một tháng mới xong một bộ y phục nên giá thành cao, vì vậy khó tiêu thụ sản phẩm. Rất mong các cơ quan chức năng có cơ chế, chính sách để địa phương lưu giữ, phát triển nghề truyền thống.

Ông DƯƠNG KIM LƯƠNG,
Chủ tịch UBND xã An Khương, huyện Hớn Quản

Với đôi bàn tay khéo léo và ngọn lửa đam mê, những sản phẩm váy, áo, túi xách, khăn thổ cẩm mang “hồn cốt” của dân tộc S’tiêng đã có chỗ đứng trên thị trường. Khoảng 5 năm trở lại đây, cơ sở dệt thổ cẩm của bà Thị Chanh đã dệt và bán ra thị trường gần 2.000 sản phẩm. Sản phẩm thổ cẩm của cơ sở vinh dự được chứng nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bình Phước nhiều năm. Tuy nhiên, do sản phẩm làm ra hoàn toàn bằng thủ công nên giá thành cao, khó khăn trong việc tiêu thụ. Vì vậy, bà Chanh mong muốn được các cấp, ngành phối hợp tìm đầu ra cho sản phẩm thổ cẩm An Khương nói riêng và của đồng bào dân tộc S’tiêng nói chung.

Tác giả: Trần Luân

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC
 
Untitled 1

TTVH1
TDTT1
BT1
TV1
DC1
 
Liên kết
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
http://chinhphucdinhcaobara.vn/vi/
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 127 | lượt tải:36

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 418 | lượt tải:81

BC

Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch 9 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ quý IV năm 2023

Thời gian đăng: 09/10/2023

lượt xem: 1413 | lượt tải:301

Số 2021/KL-SVHTTDL

Kết luận thanh tra chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại Bảo tàng tỉnh

Thời gian đăng: 15/08/2023

lượt xem: 1533 | lượt tải:269

18/2023/QĐ-UBND

Quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 08/11/2023

lượt xem: 1123 | lượt tải:157
Thống kê
  • Đang truy cập79
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm69
  • Hôm nay15,975
  • Tháng hiện tại314,519
  • Tổng lượt truy cập10,424,643
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây