Chiều ngày 17/4/2023, Tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước tổ chức họp Ban chủ nhiệm chương trình phục dựng Lễ hội mừng lúa mới của người S’tiêng tỉnh Bình Phước, Ông Nguyễn Khắc Vĩnh – Phó giám đốc Sở VHTT và Du lịch tỉnh Bình Phước; Ông Nguyễn Văn Lưu – UV.BTV, Phó chủ tịch UBND huyện Bù Đăng chủ trì cuộc họp.
Trong truyền thống văn hóa của Người S’tiêng, lễ hội Mừng lúa mới là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, lễ hội thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hàng năm, khi người dân đã tổ chức thu hoạch xong mùa màng. Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội, trong đó phần lễ gồm nghi lễ cúng, phần hội gồm 3 cuộc thi, thi giã gạo, thi nấu cơm lam và cõng nước, đây là các hoạt động gắn liền với truyền thống văn hóa của Người S’tiêng Ông Nguyễn Văn Lưu – UV.BTV Huyện ủy – Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu tại hội nghị
Các đại biểu phát biểu tại hội nghị
Chương trình phục dựng Lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng tỉnh Bình Phước sẽ được diễn ra vào ngày 28/4/2023, tại Khu bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, việc phục dựng lễ hội mừng lúa có ý nghĩa quan trọng, nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 33 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
Ông Nguyễn Khắc Vĩnh - Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch – Kết luận hội nghị Phát biểu tại cuộc họp, Ông Nguyễn Khắc Vĩnh – Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và du lịch – Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phục dựng Lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng tỉnh Bình Phước: Lễ hội Mừng lúa mới của Người S’tiêng là một lễ hội văn hóa truyền thống nhưng đang bị mai một. Việc phục dựng lễ hội Mừng lúa mới của Người S’tiêng tỉnh Bình Phước đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Tỉnh chọn, nhằm bảo tồn và phát huy thành một sản phẩm du lịch, phục vụ nhu cầu tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm của du khách, tạo nguồn tư liệu hỗ trợ công tác nghiên cứu, giảng dạy cho các nhà khoa học khác có liên quan trong tỉnh, từng bước hoàn thành hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.